Như chúng ta đã biết, khi Hồ Chí Minh – Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, ngày 5-6-1911, từ cảng Nhà Rồng thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), khi mới 21 tuổi, trong hành trang của mình đã có truyền thống yêu nước nồng nàn và những tinh hoa văn hóa, trí tuệ Việt Nam; những tư tưởng tiến bộ của Phương Đông và phương Tây tiếp thu được từ gia đình, quê hương, trường học và xã hội; những bài học thất bại của các cuộc đấu tranh của các bậc tiền bối, các bậc đàn anh cũng như của những người đồng đại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc đi sang nước Pháp và các nước khác thuộc thế giới phương Tây nhằm “xem xét họ làm ăn ra sao” để rồi “trở về giúp đồng bào” đã thể hiện tầm nhìn khác thường của một con người khác thường ngay từ tuổi thanh niên. Và chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được sự vui mừng, sung sướng, cậu bé Nguyễn Sinh Cung sau này đã trở thành: Nguyễn Tất Thành - nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc- Nguyễn Ái Quốc- lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, vị chủ tich đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước do nhân dân làm chủ; là người khai sinh mặt trận dân tộc thống nhất; là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân…; là nguyên thủ quốc gia 24 năm (1945–1969). Hồ Chí Minh là đại biểu thuộc địa dự Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp tháng 12–1920 bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và hơn 4 tiếng đồng hồ sau đó cùng những người vừa bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản – tức Đảng Cộng sản Pháp (Section Fran-caise de L' Internationale Communiste, viết tắt là S.F.I.C.); là người thay mặt Quốc tế Cộng sản tổ chức thành công Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930; là Chủ tịch Đảng từ năm 1951 đến khi qua đời năm 1969. Với những cống hiến xuất sắc đối với dân tộc và thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giả phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt
Từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã xâm chiếm hầu hết các quốc gia ở Á, phi, Mỹ La tinh, nền độc lập của Việt Nam bị đế quốc Pháp tước đoạt, nước Việt Nam bị chia cắt thành 3 miền với 3 chế độ cai trị khác nhau. "Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước" đã trở thành ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mỗi người dân Việt. Vượt qua những lối mòn cứu nước của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Tháng 6.1911, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp tàu buôn đô đốc Latusơ Tơrêvin (Latouche Tréville) của Pháp, rời Việt Nam tìm đường cứu nước, qua Pháp, Hoa Kì, Anh; cuối 1917, trở lại Pháp. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919). Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, với tên Nguyễn Ái Quốc, gửi đến Hội nghị Vecxay (Versailles) bản Yêu sách đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam (1919). Năm 1920, tại Đại hội Tua (
Năm 1930 đánh dấu một mốc son chói lọi, một bước ngoặt lịch sử của cách mạng nước ta với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Giành được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó khăn hơn nhiều. Chính quyền cách mạng non trẻ mới ra đời, thù trong, giặc ngoài tìm cách phá hoại đất nước; cùng lúc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trước tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã sáng suốt, tài tình, lãnh đạo đất nước vượt qua cơn hiểm nghèo, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.
Đất nước ta, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã anh dũng trường kỳ kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ - đứng đầu là thực dân Pháp và chủ nghĩa thực dân mới - đứng đầu là đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy khí phách anh hùng của cả dân tộc với những lời kêu gọi vang dậy núi sông: "Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất cho Tổ quốc" v.v...
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại "Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay", Đảng ta kiên định những vấn đề quan điểm có tính nguyên tắc, lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng, củng cố độc lập dân tộc, tiến bước vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những tình huống phức tạp và hiểm nghèo.
Dựa trên những quan điểm cơ bản và đúng đắn của Người, xuất phát từ thực tiển đất nước, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới. Đến nay, sau 30 năm đổi mới, Việt
Về chính trị, trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, được biểu hiện tập trung ở hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng quốc tế.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới, các nước tư bản cũng như thuộc địa. Người đã chứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản. Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Người đi tới kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" (Bài Đoàn kết giai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria số 25 tháng 5-1924). Kết luận này cho thấy nhận thức của Hồ Chí Minh về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã từ tầm nhìn quốc gia tới tầm nhìn quốc tế. Kết luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
Để góp phần vào sự nghiệp hòa bình thế giới, xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, mong sánh vai cùng các cường quốc năm châu bốn biển, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên báo: Người có học thức càng không sợ…Đó là trào lưu tư tưởng của thời đại… “mọi người đều bình đẳng về kinh tế”… đó là những tư tưởng từ thiện, tương thân tương ái, nhân dân ấm no, thế giới đại đồng” (1); và người khẳng định một chân lý thời đại: “Tả” khuynh thì sẽ bị cô lập, sẽ xa rời nhân dân ta và nhân dân thế giới và sẽ thất bại” (2). Lời nhận định của Hồ Chí Minh vẫn nguyên giá trị và càng sáng tỏ trong hôm nay: “Việt
Trong thời kỳ mới của cách mạng, nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước chính là mở rộng tình đoàn kết quốc tế, quan hệ hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập, như Đảng ta đã từng khẳng định: “muốn là bạn” (Đại hội VII, VIII), “sẵn sàng là bạn” (Đại hội IX), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội X), Đại hội XI bổ sung thêm “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Nội hàm này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm tại các cơ chế/tổ chức/diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương. Thực tiễn gần 30 năm đổi mới đã chứng minh, Việt
Chủ tịch Hồ Chí Minh –Danh nhân văn hóa kiệt xuất
Là một danh nhân văn hóa kiệt xuất, Hồ Chí Minh không chỉ cống hiến cho thời đại một hệ thống tư tưởng cách mạng vĩ đại mà còn để lại dấu ấn văn hóa sắc có sức lôi cuốn nhân loại tiến bộ vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trong thời đại ngày nay.
Năm 1923, trong bài “Thăm mộ chiến sĩ Quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc, nhà báo Liên Xô Ôxip Manđenstam, chỉ sau một lần gặp không hẹn trước trên một chuyến tàu tốc hành tại nước Nga đã đưa ra những lời nhận xét “Ở Nguyễn Ái Quốc toả ra một sự giản dị lịch thiệp và tinh tế. Qua phong thái thanh cao, giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái nhân loại…”(4).
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến xem Triển lãm nghệ thuật tạo hình Đức tổ chức tại Mátxcơva (Liên Xô), đã gặp họa sĩ người Thụy Điển Eric Johanson và được họa sĩ ký họa chân dung. Về sự kiện này, họa sĩ Thụy Điển đã viết: “Cử chỉ văn hóa và thân mật của Người gây một ấn tượng là Người có thể trở thành lãnh tụ không phải bằng một cái gì bề ngoài mà bằng học thức, bằng trí tuệ của Người”. Cũng trong dịp này, Erích Gioohanxown cho chúng ta biết thêm: Nguyễn Ái Quốc là một con người kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực, một con người rất uyên bác. Ngay từ lúc đó, Người đã biết 28 thứ tiếng.
Trong dịp Hồ Chí Minh đi thăm Ấn độ và Miển Điện (Myanma) tháng 2 -1958, Chính phủ và nhân dân hai nước này đã dành những lời đẹp nhất để nói về Người: “Ngài như một đại chiến sĩ cho tự do, như một vị lãnh tụ thân mến…luôn luôn quan tâm đến sự giải phóng của những dân tộc bị nước ngoài thống trị …Trong lịch sử nhân dân châu Á, Ngài là một nhân vật đặc biệt vĩ đại…Đời sống khắc khổ và đức tính khiêm tốn của Chủ tịch làm cho nhân dân các nước Đông Nam Á đặc biệt yêu mến Ngài, Chủ tịch chẳng những là biểu hiện cho sự đoàn kết của nhân dân châu Á, mà còn là một lãnh tụ của hòa bình”
Với những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và nhân loại, năm 1990, thế giới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giám đốc UNESCO khu vực châu Á- Thía Bình Dương, Tiến sĩ Atmét đã viết: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay sau khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là hiền triết hiện đại đã mang lại viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”(5).
Nghị quyết UNESCO viết: “Sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm, và những lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”(6).
Điều đặc biệt, hiếm thấy ở đây là cùng một lúc Hồ Chí Minh được ghi nhận trong Nghị Quyết của UNESCO vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là nhà văn hóa kiệt xuất. Đã là vĩ nhân thì đều “để lại dấu ấn trong quá trình phát triển nhân loại”, nhưng Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất”, “đóng góp quan trọng về nhiều mặt”. Điều này hiếm thấy ở bất kỳ nhà trí thức lỗi lạc hay danh nhân văn hóa nào.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn sống mãi trong tương lai, trong lòng dân tộc và trong lòng nhân loại tiến bộ. J.Stenson một nhà sử học Mỹ đã viết: “Một số đông người đã tha hóa chạy theo cuộc sống hưởng thụ vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống, nhân loại lại tìm về tấm gương sáng ngời nhân cách của Hồ Chí Minh, một tấm gương cho thế hệ mai sau”(7)
Cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, lòng yêu dân thắm thiết, gắn bó với nhân dân; về tinh thần đoàn kết, về đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc Việt
45 năm trước, khi vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng với muôn vàn tình thương yêu và những lời căn dặn rất đỗi ân tình, sâu sắc: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(9). Do vậy càng đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức thực hiện thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, trọng tâm là tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có kết quả chuyên đề năm 2015 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh” gắn với công tác xây dựng Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Kỷ niệm 125 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và 25 năm Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giả phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”, với tất cả lòng kính yêu biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ, chúng ta nguyện kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẽ vang của Người quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kính tế tế- xã hội năm 2015. Mỗi cấp ủy Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tích cực đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng các văn kiện, góp phần tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Phát huy những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của dân tộc qua 30 năm đổi mới, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh thời đại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới./.
Tài liệu tham khảo:
(1, 3)- Báo điện tử Đảng cộng sản Việt
(2)-Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội,2000,t 7 tr 318.
(4)-)-Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội,2002,t 3 tr 431
(5)-Tiến sĩ M.Átmét, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á- Thái Bình Dương: “Hồ Chí Minh, một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho tự do và độc lập”. Dẫn trong Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn. NXB Khoa học và xã hôi, Hà Nội, 1995, trang 28,29.
(6)-Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB KHXH, Hà Nội,1990, tr.5.
(7)- J.Stenson. Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại, Tiền Phong cuối tháng ,5/1994. (8.-Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành TW Đảng đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch HCM ngày 09/09/1969 tại Hà Nội.
(9)-Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, năm 2007 tr. 58.
NGUYỄN VĂN THANH
Ý kiến bạn đọc