Hi88 Online: Trang Chủ

Tư tưởng lớn từ một phong tục mới

Thứ năm - 06/02/2014 15:34 1.283 0
Được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng từ năm 1960, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới, rất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ một phong trào, sau hơn nửa thế kỷ, Tết trồng cây đã ăn sâu, cắm rễ, toả bóng trong lòng người dân Việt Nam và đã để lại những giá trị nhân văn cao cả.

Bác Hồ tham gia Tết trồng cây (ảnh: phòng Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Sáng ngày mồng Một Tết Kỷ Dậu (16-2-1969), sau khi đến thăm và chúc Tết cán bộ chiến sĩ Quân chủng Phòng không Không quân tại sân bay Bạch Mai - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và chúc tết nhân dân xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ). Tại đây, Người cùng nhân dân xã Vật Lại khai xuân trồng cây trên đồi của xã. Buổi trưa hôm ấy, sau khi ăn bữa trưa giản dị do những người bảo vệ đi cùng Người chuẩn bị, năm nghỉ dưới bóng cây bạch đàn trên đồi Vật Lại, Người đã gặp gỡ, thân mật nói chuyện và chúc tết nhân dân địa phương. Chuyến thăm đó cùng những hoạt động khác vì môi trường của Người đã để lại cho nhân dân ta và đặc biệt cho những người làm công tác môi trường, những người chăm sóc và bảo vệ rừng những tư tưởng lớn.


Trước đó, trong một lần làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An về những vấn đề xung quanh “Tết trồng cây”, sau khi nghe đồng chí Bí thư báo cáo rất cụ thể về thành tích “trồng cây gây rừng” của Nghệ An, Bác đã hỏi: “Tỉnh Nghệ An quê Bác trồng cây như thế là tốt, nhưng Bác muốn hỏi, Nghệ An trồng hàng triệu cây, vậy có biết bao nhiêu cây chết không? Chú có cho đếm được không?”
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng và duy trì một phong tục mới, tốt đẹp của nhân dân Việt Nam - Tết trồng cây. Lúc sinh thời, trăn trở trước tập quán ăn uống nặng nề và tốn kém trong dịp đón Tết, vui Xuân, Bác mong muốn tạo một nền nếp về trồng cây trong nhân dân khắp cả nước mỗi khi Tết đến, Xuân về. Xuất phát từ mong muốn đó mà Bác đã khởi xướng ra Tết trồng cây và Bác đã chủ động tham gia trồng cây khi có điều kiện. Đi nghỉ hoặc đi thăm nước ngoài một trong những lĩnh vực được Bác quan tâm là môi trường sinh thái ở nước bạn; trong đó phải kể đến chuyến Bác đi nghỉ ở Liên Xô (cũ) mùa hè năm 1959. Bác đã dành thời gian tìm hiểu mô hình kiến trúc đô thị từ xây dựng các đường phố rộng, sạch, đẹp đến tạo môi trường xanh mát với nhiều loại, nhiều lớp cây xanh. Bác tìm hiểu rất kỹ lợi ích, cách tổ chức trồng và chăm sóc cây và rừng trong thành phố, bảo đảm yêu cầu về môi trường sinh thái và đời sống xã hội.
Tính đến mùa Xuân năm 1969, Tết trồng cây đã được hình thành và duy trì được 9 năm với những kết quả rất tốt đẹp. Mở đầu Tết trồng cây năm ấy, Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Thiếu tướng Phạm Kiệt và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tây (cũ) đã cùng trồng một cây đa trên đồi Đồng Váng, xã Vật Lại. Đây cũng là lần cuối cùng Người phát động tết trồng cây cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc Người đi xa. Trong những năm Bác còn sống, hầu như năm nào Bác cũng đều có bài viết về Tết trồng cây để duy trì và động viên phong trào. Kể từ khi Bác mất đến nay, tất cả các địa phương trên cả nước đều duy trì Tết trồng cây, mở hội trồng cây.
Thứ hai, đưa Têt trồng cây đi vào thực chất, thiết thực, không hình thức. Nói chuyện với người dân xã Vật Lại, Người nói: “Ngày nay ta sung sướng thì phải nhớ đến ngày xưa cùng cực, có độc lập, có tự do thì mới có đất nước, ruộng đồng, nhà máy. Đất nước, ruộng đồng bây giờ là của ta, cho nên phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi”. Bác căn dặn mọi người phải cố gắng trồng cây nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa, vì trồng cây có nhiều điều lợi, lợi trước mắt và lợi lâu dài. Trồng cây rồi phải chăm sóc, bảo vệ cho tốt. Trồng cây nào phải sống cây đó.

Câu hỏi rất thiết thực và cụ thể của Bác làm đồng chí Bí thư lúng túng. Thấy thế, Bác bèn nhắc nhở: “Nghệ An cũng là quê Bác, các chú làm không tốt thì Bác vui sao được, các chú chỉ nghĩ đến thành tích mà không nghĩ đến hậu quả, thế cũng là chưa thật thà với nhân dân, trồng cây nào phải sống tốt cây ấy, phải biết chăm sóc cây, không để lãng phí công sức và của cải vật chất! Vậy “Tết trồng cây” năm nay Nghệ An phải làm tốt hơn nữa để Bác vui”.
Thứ ba,  lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng đất đai, phù hợp với cảnh quan môi trường. Không phải ngẫu nhiên mà Tết Kỷ Dậu năm 1969 Bác lại đến xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây - một địa phương có phong trào khá về trồng cây theo lời kêu gọi của Bác và trên đồi Đồng Vàng với một rừng cây bạch đàn được nhân dân trồng từ Tết trồng cây đầu tiên. Tại đây, Bác đã trồng một cây đa lưu niệm. Đó là cây đa cuối cùng Bác trồng vào dịp Tết trồng cây hằng năm. Ở trong nuớc và cả ở nước ngoài (nếu có điều kiện) Bác đều trồng cây đa vì theo Bác, thời gian rụng lá của cây đa ngắn, nảy lộc nhanh, cành xum xuê và rễ lại bám rất chắc vào đất nên gió bão ít bị đổ. Vì vậy, những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, ở huyện Đông Anh (ngoại thành Hà Nội ) ở đồi Vật Lại... và cả các cây khác Bác trồng ở một số nước; trong đó có 4 cây đại ở công viên Găng Đi (Ấn Độ) được trồng vào các năm 1958, 1960, 1961, 1962 trong các lần Bác đi thăm nuớc này đều phát triển tốt và tỏa hương thơm.

Thứ tư, tư tưởng “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” một lần nữa lại được thể hiện trong lời căn dặn của Bác đối với cán bộ, nhân dân tham gia trồng cây cùng Người: “Cán bộ phải hết lòng phục vụ nhân dân, phải mở rộng dân chủ và chăm lo đời sống nhân dân, không được tham ô, lãng phí. Đảng ta trước đây chỉ có ít đồng chí nhưng nhờ biết dựa vào nhân dân, hết lòng chăm lo đến đời sống nhân dân, cho nên được nhân dân hết lòng ủng hộ, làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến thắng lợi. Chi bộ Đảng đoàn kết nhất trí, lại được nhân dân ủng hộ thì việc lớn mấy cũng làm được”.
Gắn với Tết trồng cây là chăm lo lợi ích của nhân dân, của người trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Đó cũng là một cách trồng người mà bấy lâu chúng ta ít quan tâm. Lúc đầu, về thực chất, Tết trồng cây còn là phong trào quần chúng, chưa có quy hoạch cụ thể, vì thế chất lượng cây trồng chưa cao, từng vùng chưa chọn giống cây phù hợp. Sau này, khi đi kiểm tra, thấy nhiều vùng đồi cây ít được chăm sóc, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đề xuất: “Thà có một cánh rừng của nhân dân còn hơn để đồi trọc của Nhà nước”. Đề xuất ấy đã góp phần điều chỉnh một số chính sách của Nhà nước cho phù hợp với đời sống, nguyện vọng của nhân dân. Việc giao đất, giao rừng cho gia đình và tập thể hoặc cá nhân đã được thực hiện, đời sống kinh tế nhiều gia đình nông dân đã được cải thiện, nhiều triệu phú làm kinh tế lâm nghiệp đã xuất hiện trên địa bàn cả nước.

Ngày 1-1-1965, với bút danh T.L, Bác viết bài cổ vũ Tết trồng cây với tiêu đề “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây” (đăng báo Nhân dân), Bác tổng kết 5 năm Tết trồng cây với những con số có ý nghĩa: “Tết trồng cây bắt đầu phổ biến từ mùa xuân năm 1960. Vì lợi ích rõ rệt, cho nên nhân dân ta hăng hái hưởng ứng và ở nhiều nơi đã thành một phong trào quần chúng. Từ đó đến nay vừa 5 năm, miền Bắc nước ta đã trồng trên 375 triệu cây các loại. Ngoài ra, còn có hơn 200 triệu cây bảo vệ đê biển...”. Nhấn mạnh về lợi ích trồng cây và lựa chọn cây trồng cho phù hợp với thổ nhưỡng và nhu cầu của địa phương, Bác viết: “Chúng ta đang chuẩn bị xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng nhà ở cho đàng hoàng. Muốn vậy, thì ngay từ bây giờ phải trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ. Chỉ một việc đó đủ thấy cần phải đẩy mạnh phong trào Tết trồng cây. Cây ăn quả, cây làm củi, cây công nghiệp cũng là nguồn lợi to lớn. Cũng nên ra sức trồng cây để chống gió cát, bảo vệ ruộng, chống xói mòn. Nơi nào mà các cấp đảng bộ từ tỉnh đến chi bộ trực tiếp lãnh đạo, có kế hoạch đầy đủ, có biện pháp rõ ràng (hạt giống, vườn ương, v.v.), có kiểm tra cẩn thận, khéo động viên quần chúng, khéo dựa vào lực lượng các cụ phụ lão và thanh niên, nhi đồng, thì nơi đó phong trào Tết trồng cây phát triển tốt. Kinh nghiệm đã chứng tỏ điều đó” (Hồ Chí Minh, NXB CTQGST, tập 14, trang 445 - 446, H.2011).

Tết Giáp Ngọ - 2014 đã đến, những tư tưởng về bảo vệ môi trường xanh gắn liền với Tết trồng cây đã đi vào nếp sống thường nhật của nhân dân trong suốt hơn 50 năm qua và vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nứớc hôm nay.

Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng những di sản tư tưởng quý báu mà Người để lại vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy ở tầm cao mới.

    Quyết Lam 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây