Vừa đi vừa suy nghĩ lo lắng, khi về đến cổng vừa mở thì tá hỏa tôi thấy con gái tôi và cả Lan, Diễm, lớp phó văn nghệ lớp đang loay hoay ở sân vườn làm thời trang giấy. Tôi kìm né nực cười về sự bực tức và cúp học chào cờ kỳ cục của lũ trẻ đến “lên lớp” con tôi (nắn gân mấy đứa nhỏ). -“ Sao con cúp học về trước mà không cho bố hay, hả Liên?! Cả các bạn này nữa? Chú sẽ mách bố mẹ. Lần này…”. Tôi chưa kịp dứt lời thì con gái tôi nhanh nhảu chạy lại cầm tay tôi, cháu rất thành thật: “Bố à, không phải chúng con cúp tiết đâu. Hôm nay tiết chào cờ cô chủ nhiệm cho 4 chúng con về trước làm thời trang cho lớp để chuẩn bị hội thi mừng ngày 8 tháng 3 tới”. như sợ tôi không tin con gái Liên chạy lại bổ sung thêm: “Chú Lam à, trường con có 12 lớp khối 10 học buổi chiều thì nhà trường chỉ cử mỗi tuần hai lớp hát quốc ca thôi. Như vậy mỗi tháng mỗi lớp hát một lần là chia công bằng đó chú. Tuần này lớp con không phải hát nên cô “cắt” cho 4 chúng cháu nghỉ chào cớ về trước và luôn tiện mượn sân cỏ nhà cô chú ở đây cho gần làm xong kịp rồi con về đi học them ca tối”.
Tôi đứng sững người giữa những lời giải thích hồn nhiên, ngây thơ của lũ trẻ nhưng cũng hiện lên trong đầu tôi đủ thứ thắc mắc. Học sinh đi học sao giáo viên không lo việc học cho học sinh mà lo việc làm thời trang giấy là quan trọng hơn?. Sao tiết chào cờ lại là không cần thiết, học cũng được không cũng xong. Lẽ ra giờ chào cờ là lúc để giáo viên chủ nhiệm nhìn nhận lại quá trình học tập, rèn luyện của học sinh mình trong một tuần học trước để bnhắc nhở rèn luyện các em. Hát Quốc ca là lúc hướng học sinh về cuội nguồn, niềm tự hào dân tộc, thể hiện khí thế và danh dự của cá nhân với Tổ quốc. Vậy mà chỉ 02/12 lớp Quốc ca (khoảng 16.6% em học sinh có mặt). Vừa đi học vừa lo về trước làm thời trang, rồi lại lo tối đi học thêm. Tuổi lớp 10, khoảng 16 tuổi đã hoàn thiện bào nhiêu về thể chất, suy nghĩ mà bắt các em chưa kịp việc “trường” (học) lại lo ngoay ngoáy việc “nhà” (làm thời trang văn nghệ xong đi học thêm).
Cái quan trọng nữa là tiết học chào cờ nếu không có gì đánh giá, hay phần đánh giá ngắn đi nữa thì hiện nay có nhiều địa phương đã xen lẫn tiết chào cờ thân thiện; trong chào cờ đan xen mục đố vui trước cờ, sinh hoạt truyền thống, … Đó là giây phút tạo được không khí “thân thiện, tích cực” như 4,5 năm nay Bộ giáo dục phát động phong trào “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. Vậy mà giờ chào cờ thứ hai đầu tuần ở trường con tôi lại ngồi nghe lớp khác hát Quốc ca.
Quyết Lam
Ý kiến bạn đọc