Ở các nước tư bản phát triển LêNin đã từng nói: Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Còn ở Việt Nam, trong điều kiện một nước nông nghiệp, thuộc địa, nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển, vào đầu những năm 20 của thế kỷ này, giai cấp công nhân Việt Nam tuy đã ra đời, nhưng còn rất nhỏ bé (theo bao cáo của Nguyễn Ái Quốc, vào khoảng 2% dân số), làm thế nào để xây dựng được một chính đảng thực sự là đảng của giai cấp công nhân?
Bằng kinh nghiệm của bản thân mình: từ chủ nghĩa đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã đi tới một sáng tạo lớn là đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước để từng bước đi tới chuẩn bị thành lập một Đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam.
Sau khi Quốc tế III được thành lập, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ nhất các dân tộc phương Đông họp tại Ba-cu (Aidécbaigian) tháng 9-1920, các Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…lần lượt được thành lập. Nhưng Nguyễn Ái Quốc không vội vã, bởi Người đã nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của cách mạng thế giới và những chuyển biến mới trong phong trào cách mạng Việt
Các cuộc vận động cứu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tuy liên tiếp bị đàn áp nhưng tinh thần yêu nước của dân ta lúc nào cũng sối nổi. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào có xu hướng ngả về cách mạng thế giới. Sau tiếng bom của Phạm Hồng Thái, thanh niên trong nước ta lại nô nức tìm đường đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt đúng thời điểm này để kịp thời tập hợp những thanh niên yêu nước, có học vấn, giàu nhiệt huyết, có ý chí cách mạng đưa vào lớp huấn luyện chính trị đầu tiên, đó là nhóm thanh niên trí thức yêu nước tập hợp trong tổ chức Tâm tâm xã (Tâm Tâm xã là “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái, miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả và tự ý về quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”). Từ lực lượng ban đầu đó, Người tổ chức ra Hội Việt
Việc chỉ trong một thời gian ngắn, từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Song sự tồn tại ba đảng biệt lập có ngay cơ chia rẽ, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho các tổ chức cộng sản ở Việt
Tham dự Hội nghị hợp nhất họp trong 5 ngày từ ngày 3 đến 7/2/1930 tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), gồm có: Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu (Đông Dương Cộng sản Đảng), Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu (An Nam Cộng sản Đảng), Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn (hai cán bộ hoạt động ở nước ngoài. Đông Dương Cộng sản liên đoàn mới thành lập nên chưa kịp cử đại biểu dự Hội nghị này.
Hội nghị hợp nhất thành một Đảng thống nhất lấy tên là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
Các văn kiện có tính cương lĩnh do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo khẳng định cuộc cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa các mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, lấy ruộng đất của đế quốc làm của công và chia cho nông dan nghèo, quốc hữu háo toàn bộ xí nghiệp của đế quốc, tổ chức ra chính phủ công-nông-binh và quân đội công-nông. Đảng cộng sản Việt
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc lịch sử như là một Đại hội thành lập Đảng. Hội nghị đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam lúc bấy giờ là quy tụ toàn bộ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của một đội tiên phong duy nhất của cách mạng. Đảng ra đời là một móc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt
Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương
Với đường lối cách mạng đúng đắn ấy, ngay từ khi mới ra đời, dù mới có 40 chi bộ và 565 đảng viên, Đảng ta đã tuyên truyền, vận động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng dấy lên phong trào cách mạng rộng khắp cả nước mà đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930 - l931 đã khẳng định trong thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng, đội tiền phong của giai cấp công nhân nước ta đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện sức mạnh vĩ đại, lực lượng cách mạng to lớn của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Vượt qua cuộc khủng bố trắng khốc liệt thực dân Pháp, Đảng Cộng sản Đông dương và phong trào cách mạng Đông dương chẳng những không bị tiêu diệt, mà cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng vẫn tồn tại, phát triển rộng khắp từ trung ương đến các địa phương.
Ngày 27/3/1935, Đại hội lần thứ nhất Đảng cộng sản Đông Dương khai mạc. Đại hội làm việc trong năm ngày tại Ma Cao (Trung Quốc). Dự đại hội có 13 đại biểu, thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ ở trong nước và các tổ chức của đảng đang hoạt động ở ngoài nước.
Phân tích tình hình thế giới và trong nước, Đại hội nhận định trong mấy năm khôi phục và phát triển phong trào, Đảng đã lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh của quần chúng, hệ thống tổ chức của đảng và cơ quan lãnh đạo của đảng bị địc phá vỡ, đã được khôi phục.
Đại hội nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng trong thời gian trước mắt:
1. Củng cố và phát triển đảng, tăng cường phát triển lực lượng đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một thành luỹ của Đảng; đồng thời, phải đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã trải qua thử thách vào Đảng. Phải chăm lo tăng cường các đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Để bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ cần tăng cường phê bình và tự phê bình, đấu tranh trên cả hai mặt chống "tả" khuynh và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng.
2. Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng. "Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng... Muốn đưa cao trào cách mạng mới lên trình độ cao tới toàn quốc vũ trang bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xô viết thì trước hết cần phải thâu phục quảng đại quần chúng. Thâu phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm căn bản cần kíp của Đảng hiện thời".
3. Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc...
Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị của Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, vận động nông dân, vận động thanh niên, phụ nữ, binh lính, về mặt trận phản đế, về đội tự vệ, về các dân tộc ít người... và Điều lệ của Đảng, điều lệ của các tổ chức quần chúng của Đảng.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gồm 13 ủy viên, trong đó có Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Đình Thanh, Võ Nguyên Hiến, Nguyễn Văn Dựt, Hoàng Văn Nọn, Ngô Tuân, Phạm Văn Xô, Nguyễn Ái Quốc...
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cử Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
Thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Nó đã khôi phục được hệ thống tổ chúc của Đảng từ trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước, thống nhất được phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương, tạo niềm tin, sức mạnh, chuẩn bị lực lượng, điều kiện cho phong trào cách mạng Đông Dương chuyển sang một thời kỳ mới.
NGUYỄN VĂN THANH
Ý kiến bạn đọc