Hi88 Online: Trang Chủ

DẤU ẤN MÙA XUÂN NĂM MÙI CỦA BÁC

Thứ hai - 16/02/2015 15:08 793 0
Năm Kỷ Mùi 1919, ngày 16-6-1919: Nguyễn Tất Thành chính thức lấy lên là Nguyễn Ái Quốc gửi "Yêu sách 8 điểm" của nhân dân Việt Nam đến hội nghị Véc-xay (Pháp).

Năm Quý Mùi 1943, với danh nghĩa là đại biểu Việt Nam Độc lập Đồng minh và Phái bộ quốc tế chống xâm lược, Bác Hồ từ Cao Bằng sang Trung Quốc để vận động quốc tế ủng hộ Cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Người đã bị chính quyền địa phương của chính phủ Tưởng Giới Thạch bắt giam vô c và bị giải qua nhiều nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Ròng rã suốt 400 ngày đêm (từ 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943) trên đường bị áp giải qua lao tù của 13 huyện Quảng Tây, Hồ Chí Minh đã viết tập thơ Nhật ký trong tù, gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể tứ tuyệt.

Năm Ất Mùi 1955, năm đầu tiên nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay sau khi Trung Ương Đảng và Chính phủ từ An toàn khu trở về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ. Tại đài liệt sĩ Hà Nội, Người đã gọi hồn thiêng:

“Hỡi các liệt sĩ.  Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng, thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc.   Tôi thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội, kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn  bất diệt của các liệt sĩ.  Các liệt sĩ hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sĩ đã thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc kiên quyết đấu tranh giành hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong cả nước.  Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh.   

Một nén hương thành.

Vài lời an ủi.

Anh linh của các liệt sĩ bất diệt!

Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm”                           

Hồ Chí Minh

Đoàn quân nhạc cử  bài “Hồn tử sĩ”.

Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo của Đảng Chính phủ, Quốc hội, Quân đội nghiêng mình mặc niệm trước đài liệt sĩ.  Tiếp sau đó là các đoàn đại biểu khác ở trung ương và Hà Nội lần lượt vào đặt vòng hoa.

Ngày 29 tháng 4 năm 1955 (Ất Mùi), Sắc lệnh số 229-SL, ban hành chính sách dân tộc của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sắc lệnh gồm 7 chương, 16 điều, khẳng định chính sách dân tộc của Chính phủ nhằm tăng cường đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện cho các dân tộc tiến bộ mau chóng về mọi mặt; các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều bình đẳng, nghiêm cấm mọi hành vi khinh rẻ, áp bức, chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi. Sắc lệnh cũng quy định việc thành lập các khu tự trị và khẳng định các khu vực tự trị đều là bộ phận của nước Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ trung ương và chịu sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên, v.v., các dân tộc có quyền tự do phát triển và giữ gìn văn hoá dân tộc, có quyền tự do tín ngưỡng và được Chính phủ giúp đỡ phát triển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Năm Đinh Mùi 1967, trong thư chúc Tết (ngày 1 tháng 1), gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Trong thư, Người biểu dương những thành tích của toàn dân ở cả hai miền và khẳng định: “Những thắng lợi của chúng ta là do nhân dân ta tự lực cánh sinh là chính nhưng cũng không tách rời sự giúp đỡ chí tình của các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ nhiệt liệt của các nước bầu bạn và của nhân dân tiến bộ khắp thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ”. Người thay mặt nhân dân ta gửi lời chúc năm mới đến anh em và bầu bạn khắp năm châu.

“Đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước ta quyết đánh quyết thắng, càng đánh càng thắng”, Người có Bài thơ chúc năm mới như sau:

Xuân về xin có một bài ca,

Gửi chúc đồng bào cả nước ta:

Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi

Tin mừng thắng trận nở như hoa!

Bác như tiên liệu trước được trước thắng lợi mà quân và dân ta sẽ giành được trong thời gian tới nên lời chúc có giọng điệu hân hoan, phơi phới. Niềm vui như tràn ra khỏi đường biên chữ nghĩa đẻ đến với mọi người.  Trong vòng nửa tháng (từ 15 đến 30 tháng 8 năm 1967), Hồ Chủ tịch đã họp với Bộ Chính trị để góp ý vào bản Cương lĩnh chính trị của Mật trận giải phóng Miền Nam Việt nam.

Từ mùa Xuân Kỷ Mùi 1919, với bản “Yêu sách 8 điểm" của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị Versailles, chúng ta thấy rằng tư tưởng của Bác Hồ về một thể chế tôn trọng những quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho người dân được hình thành từ rất sớm. Xuân Quý Mùi 1943, tác phẩm “Nhật ký trong tù”-thể hiện nhất quán tư tưởng đấu tranh cho tự do của con người; là niềm mong mỏi giải phóng đất nước, khát vọng thiết tha giành độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. 12 năm sau, Xuân Ất mùi 1955, với Sắc lệnh chính sách dân tộc để củng cố, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuân Đinh Mùi 1967, bản Sắc lệnh đã được Người cụ thể hóa bằng Cương lĩnh chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam-như là sự hoạch định hoàn chỉnh cho đích đến của cách mạng Việt Nam:“Vì Độc lập, vì tự do,/Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” để cho “Bắc Nam sum họp một nhà vui hơn!”.

Đón Xuân Ất Mùi năm 2015, cùng với kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 40 năm Bắc
-Nam sum họp một nhà và 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là năm Đại hội Đảng các cấp chuẩn bị tiến tới Đại hội XII của Đảng, chúng ta lại nhớ đến Bác Hồ kính yêu - Nhà lãnh đạo thiên tài. Không những chúng ta mà bạn bè thế giới đã nói: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là “Một cuộc đời, một bước ngoặt kỳ diệu, một sự nghiệp vĩ đại…”.
 

 

 

 

 

NGUYỄN VĂN THANH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây