Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 bầu Quốc hội khóa I đã diễn ra đúng kế hoạch và thắng lợi trên phạm vi cả nước. Trong 71 tỉnh, thành của cả nước, có 89% số cử tri đi bỏ phiếu, nhiều nơi đạt 95%. Cả nước bầu được 333 đại biểu Quốc hội, trong đó có 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu là phụ nữ và 34 đại biểu là người các tộc thiểu số.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là thắng lợi của tinh thần yêu nước của toàn thể nhân dân Việt Nam phấn đấu cho một quốc gia độc lập, thống nhất, vì cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc. Đó là thắng lợi của chế độ mới, của chính thể dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được thiết lập trên đất nước ta. Đó còn là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, của chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã chứng minh sự giác ngộ chính trị của các tầng lớp nhân dân – lần đầu tiên thực hiện quyền làm chủ đất nước và xã hội qua lá phiếu bầu ra những đại biểu của mình.
Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I (ngày 2-3-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đề nghị Quốc hội mở rộng số đại biểu thêm 70 người không qua bầu cử, dành cho Đảng Việt Cách 20 người và Đảng Việt Quốc 50 người. Quốc hội đã thông qua đề nghị này để tỏ rõ sự đoàn kết toàn dân.
Quốc hội đã thông qua Tuyên ngôn của Quốc hội. Tuyên ngôn của Quốc hội tuyên bố với quốc dân Việt
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử và của kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I cho thấy sự trưởng thành và lớn mạnh của Nhà nước cách mạng Việt
Tiếp tục vai trò đó, ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị hiệp thương thống nhất Tổ quốc, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất đã diễn ra sôi nổi trong cả nước vào ngày 15-4-1976 và thành công rực rỡ. Quốc hội khóa VI ra đời trở thành nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho sự hình thành và phát triển Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
69 năm trôi qua, Quốc hội Việt Nam đến nay đã tiến hành 13 cuộc bầu cử, Quốc hội khoá XIII (2011 – 2016), đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước, Quốc hội nước ta đã xây dựng và thông qua 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nhà nước kiểu mới; Hiến pháp năm 1959 - Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà; Hiến pháp năm 1980 - Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể, cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội; Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Năm 2013 tại kỳ họp thứ sáu - Quốc hội khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Hiến pháp (sửa đổi) đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Bản Hiến pháp sửa đổi đều hướng tới nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân, đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước để phục vụ nhân dân tốt hơn, bước đầu xây dựng cơ chế nhằm giảm tham ô, nhũng nhiễu người dân, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân được thực hiện một cách thực chất hơn trong thực tế.
Đến nay, ngày 6-1-1946 đã đi vào lịch sử và đã trải qua 69 năm các kỳ bầu cử Quốc Hội tiếp theo luôn thể hiện quyết tâm và ý chí độc lập tự do, giữ vững chủ quyền dân tộc của nhân dân ta, tự mình lựa chọn người đại diện chân chính vào Quốc Hội, tự mình lựa chọn và xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Nguyễn Văn Thanh
Ý kiến bạn đọc