Sử cũ cho hay tại kỳ thi Đình, đề thi năm đó vua Lê Thánh Tông hỏi các sĩ tử về phương kế làm cho binh mạnh và biện pháp khiến cho dân giàu. Trong bài văn sách của mình, Vũ Tuấn Chiêu đưa ra các kiến giải của mình một cách sâu sắc, bài văn sách của này hiện vẫn được lưu lại trong cuốn gia phả của họ Vũ ở phường Nhật Tân (Quận Tây Hồ, Hà Nội) gồm 23 trang, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng từ 4 đến 31 chữ, nội dung là các câu trả lời về những điều mà vua hỏi.
Trong đó ông cho rằng: “Binh mạnh thì trong nước yên ổn, bên ngoài thần phục, nước sẽ vững như bàn thạch. Dân giàu thì lễ nghĩa được thi hành, giáo hóa cũng theo đó trở nên tốt đẹp”, mà muốn cho binh mạnh phải chọn tướng giỏi và nên “dùng nhà Nho để cai quản việc quân thì quân sẽ mạnh”, những nhà Nho đó không chỉ học rộng văn hay, thông kinh bác sử mà phải có lòng dũng khí, cố gắng quên mình.
Còn muốn dân giàu thì cũng cần “dùng Nho để chăn dân, nhưng phải dùng kẻ Nho có phẩm chất, có tác dụng. Giảm bỏ kẻ ăn không bớt chi tiêu phung phí, thực hành chế độ tiết kiệm để của cải sinh sôi, muôn họ giàu có. Vậy lo gì nước không giàu”.
Trong số các sĩ tử có quyển thi xuất sắc, bài văn nổi bật nhất kỳ thi Đình thuộc về ba người là Vũ Tuấn Chiêu, hai người còn lại là Cao Quýnh (người đỗ đầu thi Hội) quê ở huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, xứ Nghệ An (nay thuộc xã Cao Xá, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) và Ông Nghĩa Đạt người huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai (nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Ông ra làm quan đên chức Lại bộ Tả thị lang. Triều đình truy phong là “Tuấn lương Quang ý tôn thần”, sau gia tặng thêm làm “Dực bảo Trung hưng, Linh phù tôn thần”. Hiện nay tại nhà thờ chính của Vũ Tuấn Chiêu ở xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định vẫn còn lưu giữ được tấm bia đá ghi hành trạng và 17 đôi câu đối ca ngợi sự thành đạt và công lao của ông đối với dân với nước. Trong đó có câu:
Hồng Đức văn chương khôi nhất giáp
Xuân Lôi trở đậu lịch thiên thu.
Nghĩa là:
Đời Hồng Đức văn chương nêu nhất giáp
Đất Xuân Lôi thờ cúng nghìn thu
Khoa Ất Mùi 1535- niên hiệu Đại Chính thứ 6, đời Mạc Đăng Doanh, lấy đỗ 32 Tiến sĩ. Nguyễn Bĩnh Khiêm đỗ Trạng nguyên lúc ông bước vào tuổi 45. Ông là người làng Trình Tuyền, xã Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Người đời gọi ông là Trạng Trình và suy tôn là “Nhà Tiên tri” số 1 của nước Nam, vì ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Một điều lý thú là cách đây hơn 500 năm, ngay trên trang đầu tập sách “Trình tiên sinh Quốc ngữ” của ông đã ghi “Việt Nam khởi tổ xây nền”…ông đã gọi đất nước mình là Việt Nam ngay từ thời ấy. Đó là sự tiên tri kỳ lạ! Một số dự đoán khác của ông, cũng được các nhà nghiên cứu khoa học giãi mã chính xá 100%, và đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Dân gian còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về tài năng tiên đoán vận nước của ông như những câu thơ trong cuốn sấm trạng:
Nước Nam từ họ Hồng Bàng,
Biển dâu cuộc thế, giang san đổi dời.
Từ Đinh Lê Lý Trần thuở trước,
Đã bao đời ngôi nước đổi thay.
Núi sông Thiên định đặt bày,
Đồ thơ mấy quyển, xem nay mới rành.
. . .
Cửu cửu Càn Khôn dĩ định,
Thanh minh thời tiết hoa tàn.
Trực đáo dương đầu mã vĩ,
Hồ binh bát vạn nhập Tràng an.
Nực cười những kẻ bàng quan,
Cờ tan lại muốn toan đường đá xe.
. . .
Long vĩ xà đầu khởi chiến chinh,
Can qua xứ xứ khởi đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Tài liệu tham khảo:
Thông báo Hán Nôm học 1996 ( tr.384-388 )
Quốc hiệu Việt
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thái Ất Thần Kinh, Thái Quang Việt & Nguyễn Đoàn Tuân (biên soạn và chú giải), NXB. Văn hoá Dân tộc.
NGUYỄN VĂN THANH
Ý kiến bạn đọc