Hi88 Online: Trang Chủ

CON DÊ TRONG NỀN PHÁP LUẬT XƯA

Thứ hai - 16/02/2015 17:05 1.039 0
Ở nước ta từ rất sớm đã truyền miệng câu chuyện về giống thần dương tức loài dê thần một sừng gọi là “Giãi Trãi”. Theo sách Nam ngữ chính tả tự vị, trang 11, năm 1933, in bản lần thứ nhất thì Trãi là loài dê đời xưa có mỗi một sừng, tính trung trực hay húc những kẻ gian tà. Khi xử các nghi án nào thì cho con Trãi  ra trước tòa, nó dùng sừng húc vào bên nào thì thì cho biết bên ấy là kẻ  có tội. Cho nên phần nào ta có thể hiểu Nguyễn Phi Khanh, người đổ đại khoa cuối đời Trần sang Hồ, bậc tri thức rất hiểu pháp luật đặt lại tên con mình là “Trãi”. Và vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, người từng làm Ngự sử đài Chánh chưởng nắm giữ pháp luật đời Hồ, có góp phần giảng, biên soạn hình luật đời Lê sơ lại rất xứng đáng với tên đẹp ấy.

Qua đấy, ta cúng hiểu thêm vì sao ở một vài nước phương Đông thời phong kiến  trong phẩm phục quan giữ trọng trách pháp luật lại có hình ảnh con dê.

Ở sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cho biết: ở triều phục các quan lại Trung Hoa thời Tống có mũ giải trãi đính hình con dê thần một sừng. Đời Lê Trung Hưng (khoảng năm 1721) có định thành quy chế: Tất cả các quan lại liên quan đến pháp luật từ trung ương đến 13 đạo địa phương trong phẩm phục đều có hình con dê thần, như các quan: Ngự Sử, Đô Ngự sử, Đề hình, Hiến sứ đều đội mũ giải trãi, có bố tử thêu hình con giải trãi. Hình tượng dê gắn với phẩm phục đó thể hiện trí tuệ sáng suốt đức độ cao đẹp của quan lại thời xưa trong xét đoán hình ngục. Đúng như câu chuyện Phan Huy Chú kể (cũng trong sách đã dẫn): Trần Thì Kiến người được Hưng Đạo Vương tiến cử làm An phủ sứ Thiên Trường là vị quan hình rất giỏi xét án, cứng cỏi, không chịu ăn của đút nên đưược vua Trần Anh Tông kính trọng, ban cho cái hốt khắc bài minh ngự chế như sau:

"Núi sơn rất cao

Hốt ngà rất cứng

Sừng con dê thần

Làm hốt khó gẫy"

Thời Lê Trịnh, Phạm Công Trứ, vị quan đầy uy tín từng làm Ngự sử, xử được những vụ án cực kỳ rắc rối. Thái Học Thù, vị trí thức Trung Hoa từng ca ngợi anh như sau:

"Danh trọng tây đài, mũ giải trãi vẻ vang màu hoả tảo.

Ngôi sao Bắc cực, hàng yên ban rạng rỡ vẻ nghi dung

Trên chín bệ rủ lòng luyến ái dưới muôn dân mừng đội phúc lành.

Tiết tháo lạnh sương thu, miệng cưười giống dòng trong hiếm có

Giữ gìn pháp luật trừ diệt gian tà:

Ngựa Hoàn Điến, bọn quyền gian nhiều khi phải tránh.

Đàn hoặc kẻ gian, giúp dập Nhà nước.

Xe Trương Cương quyết chôn bánh ở lại không đi.”

Rõ ràng, Phạm Công Trứ tỏ rõ sự oai nghi của một pháp quan qua việc đội mũ có hình con dê vào triều phủ.Thái Học Thù ví Phạm Công Trứ như Bao Chửng, Người xử án lừng lẫy ở Trung Hoa thời Bắc Tống, dân yêu mến gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Chửng nghiêm nghị, ít cười nên người đời ví cái cười của ông như nước trong sông Hoàng Hà 500 năm mới có một lần trong.Thái Học Thù còn so ông họ Phạm tội mũ giải trãi ấy với Hoàn Điến thời Hậu Hán, làm Ngự sử thẳng thắn, quyết xuống tay với bọn quyền chức gian manh, khiến chúng trông thấy bóng ngựa của ông từ xa đã phải tránh. Hơn nữa, Thái Học Thù lại đặc biệt ví Phạm Công Trứ với Trương Cương, quan Ngự sử đời Hán Thuận Đế. Nhà vua thường sai Trương Cương đi xét bọn quan lại địa phương. Trương nói: “Với bọn cáo cầy ấy lo sau, nhưưng phải chú ý hơn đến việc thanh trừng bọn quyền lớn phạm pháp ở kinh đô”. Rồi ông quay xe trở lại quyết liệt diệt hết bọn tham quan lại nhũng.

Trong sách Vân đài loại ngữ, mục Vưng điển Điều 64, Lê Quí Đôn có dẫn hai câu thơ rút ra từ quan chế nhà Minh, vận dụng cho Việt Nam:

"Phong hiến nha môn chuyên chấp pháp

Đặc da giải trải mại luân di"

(Nha môn phong kiến chuyên giữ pháp

Đặc biệt giải trãi thêu khác thường).

Chứng tỏ phẩm phục thêu con dê thần của người giữ pháp luật là phẩm phục khác thường để phân biệt với phẩm phục thêu các con vật khác.

Hiện nay, đất nước ta đang vận hành nền kinh tế thị trường, tình trạng "treo đầu dê bán thịt chó" như: sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; kinh doanh trái phép, gian lận thương mại, Vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa không rỏ nguồn gốc xuất xứ… và một số hành vi khác ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội xã hội. Đây là những vấn đề nhức nhối chung của đất nước. Những sự giả dối đó thường là cơ sở cho các vụ án, gắn với pháp luật.

NGUYỄN LÊ THANH PHƯƠNG

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây