Hồ Chí Minh là niềm vinh dự lớn lao cho những người cùng khổ đã đấu tranh để giành lâý sự sống cho dân tộc, làm nên một mùa thu cách mạng xán lạn tương lai. Tố Hữu đã có những vần thơ khắc họa chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh với sự kính yêu vô hạn gắn với niềm biết ơn sâu sắc: “Hồ Chí Minh/ Hởi ngọn đuốc thiêng liêng/Trên đầu ta, ngọm cờ dân tộc/ Trăm thế kỉ trong tên người: Nguyễn Ái Quốc/ Bạn muôn đời của thế giới đau thương!”(Hồ Chí Minh-Tố Hữu). Tế Hanh phác thảo chân dung Hồ Chí Minh-Người cầm lái vĩ đại của con thuyền cách mạng dân tộc, với khí phách anh hùng mà vô cùng gần gũi:“Sáng láng, ôn tồn, thành tâm, quyết chí/ Sóng gió khinh, sấm sét chẳng kinh hoàng/ Hồ Chí Minh, chỉ là Người có thể/ Đưa con thuyền Tổ quốc đến vinh quang”(Tế Hanh). Nhà thơ Anh Eoan Maccon đã dựng lại chân dung Bác một cách đầy sinh động yêu mến và cảm phục: “Hồ Chí Minh – Ông già thuyền trưởng/Đã từng qua bốn biển năm châu/Sinh cảnh đói nghèo, lớn bước gian lao/Lòng sạch, chí cao đã thành thép qua nghìn lửa đạn/Hồ Chí Minh dong buồm về nước/Vung cánh tay ngang trời Tổ quốc/Kêu gọi nhân dân lớp lớp theo Người/Để thoát kiếp ngựa trâu xây lại cuộc đời…Phất cao cờ Việt Minh chói sáng/Làm một mùa thu cách mạng/Đánh Pháp tan tành, đánh Mỹ đảo điên” (Hồ Chí Minh, Eoan Macccon - Anh, Đào Anh Kha dịch).
“Ôi sáng xuân nay, như lưỡi gươm trần sáng quắc/Rạo rực lòng ta, trống trận Quang Trung”, những trang sử đẹp đẽ đó luôn luôn tiếp sức, động viên trên bước đường đi tới. Chúng ta tìm gặp quá khứ để giành lấy tương lai. Cách mạng đã đem lại cho dân tộc hôm nay chính hình bóng của mình đã tượng hình trong quá khứ vẽ vang. Để hôm nay, đất nước trong niềm vui bất tuyệt của những ngày Tháng Tám với vẻ đẹp lạ lùng: “Gió ơi gió! Hãy làm giông làm tố/Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi/Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi/Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác…”. Sau bao “máu lửa” và “xiềng xích”, Tố Hữu đã reo vui trong ngày hội: “Hãy bay lên sông núi của ta ơi/Nước mắt ta trào húp mí tràn môi/Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc/Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc/Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta/Ta hét huyên thuyên, ta chạy khắp nhà/Ai dám cấm ta say, say thần thánh/Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời/Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi/ Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ" (Huế tháng Tám- Tơ Hữu).
Cách mạng Tháng Tám mở ra một chân trời mới cho đất nước. Đất nước được giải phóng. Cách mạng đem lại cho Xuân Diệu cái đích của cuộc sống, hướng sáng tác của anh vào mục tiêu phục vụ nhân dân. Xuân Diệu say sưa cảm nhận cuộc sống mới với một nguồn thơ mới yêu đời, tươi sáng. Anh chào đón cách mạng một cách hào hứng sôi nổi: “Gió bay đi mà nhạc cũng bay theo/ Đưa tin mới khắp trên trời đất Việt/ Hoa cỏ đón mà núi sông cũng biết/ Cờ Việt Nam oanh liệt gió mừng bay/ Vàng huy hoàng sinh giữa thắm hây hây/ Thắm lộng lẫy nở quanh vàng rực rỡ/ Tất cả vải là một cười thắm đỏ/ Tất cả cờ là một tiệc triêu dương!”(Ngọn quốc kỳ-Xuân Diệu). Vâng, ngọn quốc kỳ đã tung bay trong không khí tràn ngập ánh sáng của cách mạng. Đất nước như hiện bật lên trên lá cờ đỏ sao vàng: “Chúng ta đã say ngọn quốc kỳ độc lập tự do như say men rượu” (Ngọn quốc kỳ-Xuân Diệu). Ba tháng sau Xuân Diệu hoàn thành bài thơ dài thứ hai “Hội nghị nôn sông” (2-1946) viết về Tổng tuyển cử đầu tiên của chính quyền nhân dân. Cảm kích với ngày hội non sông “Giòng giống Việt thật hả lòng, hả dạ!” và tác giả thắm thiết ngợi ca: “Hội này đây mặt trời dọi với trăng /Cả dân tộc đứng hiên ngang nhật nguyệt/Đất trường cửu ngắm với trời với đất/Nói vô cùng còn mãi/nước muôn năm (Hội nghị non sông).
Nguyễn Đình Thi người trí thức, nhà triết học, nhà văn đa tài từ những trang sách, những tư duy triết luận của Hội Văn hóa cứu quốc đến với ngày hội mới, ngày hội ngàn sao, người nghệ sĩ trong triều ngàn sao ấy: Ngàn sao nghiêng nghiêng chào vẫy/ Bãi bờ thắp lên từng dòng đuốc lửa mới/ Ta bước giữa dòng người như trẩy hội. Và một đất nước quật khởi, kiên cường:“ Súng nổ rung người giận dữ/Người lên như nước vỡ bờ /Nước Việt
Nhà báo cộng sản Xuân Thủy với tâm hồn thơ đầy lạc quan cách mạng đã tưởng tượng đến một tương lai tươi đẹp khi cách mạng thành công: “Ta nghĩ ngày mai hết đói nghèo/ Hết tù hết tội hết gieo neo/ Trong ngoài bốn bể anh em cả/ Ôi đẹp vườn xuân những sớm chiều” (Không giam được trí óc). Ngày mai ấy đã trở thành hiện thực, Cách mạng tháng Tám thành công, chế độ thực dân phong kiến bị đạp đổ, một xã hội mới tươi đẹp do nhân dân làm chủ xán lạn ngày mai: “Chao ôi nước mất nhà tan/ Hôm nay lại thấy giang san bốn bề”(Ngày độc lập).
Cách mạng Tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đã giành được chính quyền. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt
Tổng khởi nghĩa liên tiếp giành thắng lợi trên cả nước giúp cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công nhanh chóng: “Từ Hà Nội, đến Huế, Sài Gòn/ Từ bản muôn xa đến xã thôn/Sóng cuộn biểu tình lên lớp lớp/ Đỏ rừng cờ nghĩa, trắng rừng gươm”(Tổng khởi nghĩa-Xuân Thủy). Ngày 2-9-1945, tại Vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, tuyên bố với đồng bào cả nước về việc: Thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Tố Hữu cất lên với niềm tự hào tha thiết:“Hôm nay sáng mùng hai tháng Chín/Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình/Muôn triệu tim chờ, chim cũng nín/Bỗng vang lên tiếng hát ân tình/Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh…/Người đứng trên đài lặng phút giây/Trông đàn con đó vẫy hai tay/Cao cao vầng trán ngời đối mắt/Độc lập bây giờ mới thấy đây.”(Sáng mồng 2 tháng 9-Tố Hữu). 2 tháng 9, cái ngày lịch sử diệu kỳ mà trong ký ức 70 năm qua không thể phai mờ: “Trên Chính phủ lễ đài lồng lộng/Hồ Chí Minh, Người bỗng hiện ra/Ka-ki bộ áo hiền hòa/Long lanh đôi mắt đậm đà chòm râu...Và: “Hợp quần sức mạnh vô song- Nghe tôi nói, có rõ không đồng bào?/Thưa rõ lắm, trời cao đất rộng/Lời mỗi lời rung động tâm can”(Ngày độc lập-Xuân Thủy).
70 mùa thu cách mạng, Việt Nam ta ngày ấy-bây giờ đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử. Trong giờ phút thiêng liêng này, đọc lại những vần thơ ra đời giữa mùa thu Tháng Tám lịch sử năm 1945 chúng ta như thêm thấy tươi tắn, kêu hãnh, tự hào và tin tưởng một Việt
Tài liệu tham khảo:
-Hoài Thanh, Hoài Chân – “Thi nhân Việt
-Vũ Duy Thông – Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt
-Các tuyển tập thơ của của các nhà thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Xuân Thủy….
NGUYỄN VĂN THANH
Ý kiến bạn đọc