Hi88 Online: Trang Chủ

Gió Đầu Mùa

Thứ hai - 27/08/2012 19:33 1.535 0
 

                      TUỔI HAI MƯƠI VIỆT NAM

Những Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm.

Cô chú là ai trên đường chiến đấu

Tuổi hai mươi  đã thắp lên ngọn lửa

Cháy bùng và  sáng dậy cả non sông.

 

Thế hệ chúng tôi đang tiếp bước tuổi hai mươi

Tôi  cũng đang thắp cho mình những ngọn lửa

Của cô chú và các anh để lại

Soi chặng đường  quá khứ và cả tương lai.

 

Những vang vọng oai hùng từ lịch sử ngàn năm

Quốc Toản,  Quang Trung lứa tuổi hai mươi ngày trước

Cũng phất cờ ba quân giành độc lập

Đánh đuổi quân thù, thắp sáng tuổi hai mươi 

 

 

 

               TRỞ LẠI KHÁNH SƠN

                                Tặng em Hiến.(Cô giáo Khánh Sơn)

 

Mái đèo nghiêng nghiêng…

Ôm ngang lòng núi

Bồng bềnh mây trắng gối ngủ biếc đồi thông.

Bản nhạc rừng hòa tiếng thác reo

Khánh Sơn đây anh tưởng còn xa lắm!

 

Anh lại trở về với ngày tháng bình yên thuở trước.

Tìm  lại cái thời hai đứa còn thơ ấu.

Em tinh nghịch như thỏ con linh láo

Anh  bắt được rồi, em hay  giả hờn anh…

 

Nếu không gặp em thuở thiếu thời bím tóc.

Dấu chân anh đâu để lại nơi này.

 

Kìa thấy không em? Đôi vợ chồng Đắklêi.

Họ địu con và gùi cơm lên rẫy.

 Chỉ ba người thôi cũng làm thành tổ ấm

Anh nhìn em khỏang bình yên vời vợi…

Em thẹn thùng chi vậy?

Vó ngựa gõ đều theo bước vợ chồng kia!

 

Con đường đất đỏ ngày ấy hoang sơ.

Bụi đất đỏ nhuốm vàng bàn chân trần hai đứa

Một dải vào lòng, nay đường đã rải nhựa

Đồi cà phê xanh tốt,

-  “Nhưng anh à, chẳng được giá đâu”!

 

Anh lại được trở về với ngày tháng bình yên.

          Hòa vào lòng suối mát rượi em vẫn thường hay tắm.

Lúa định cư một màu xanh thẳm

Hoa rừng đưa trong hương tóc em bay.

 

 

NỢ

 

Anh không mắc nợ

Sao bắt anh đền

Tìm mãi suốt đêm,

Chỉ toàn nỗi…. nhớ!

 

BÂNG KHUÂNG

 

Tôi lạc lối giữa cái  nhìn quen   thuộc

Trưa sân trường nắng đọng lại bơ vơ

Ao trắng về sót nửa mùa kỉ niệm

Trống tan trường òa vỡ phút chia  li.

 

DẶN LÒNG

 

Đừng bao giờ gặp gỡ

Đừng bao giờ chia li

Anh và em cũng vậy.

Em nhé đừng đổi thay!

 

                                                            DẤU THỜI GIAN

 

Em đi mấy bận về làng

Mang luôn cả chốn đô thành về  quê

Từ giọng nói, mái tóc thề…

Dấu quê quên lãng bên lề thời gian!

 

EM

 

Em không là trẻ thơ

Sao cứ hay làm nũng!

Em không là người lớn

Sao lại thành bao dung!

 

 

TINH KHIẾT

 

Em ước như cỏ mềm hoang dại

Nở bên đường lặng lẽ tỏa hương

Sương động đầy mỗi buổi sớm mai

Tháng năm mòn vẫn giữ màu tinh khiết

            TRÒ CHƠI

 

 

Trò chơi đám cưới ngày xưa

Em dâu, anh rể cũng vừa xứng  đôi

Hôm qua đám cưới làng tôi

Dâu hiền em đó, anh người… đi xem.

 

VƯỚNG TRẦN

 

Ni cô quét lá rơi ngõ chùa…

Quét luôn bóng dáng những chiều qua

Áo nâu bụi rần còn vướng víu?

Quét đến bây giờ đã sạch chưa!

 

 

 

LỜI CỦA GIÓ

 

Em không nghe lời thì thầm trong gió

Run theo từng hơi hở khách thơ

Tình duyên lữ khách sương mờ

Bốn bề hư  ảo, hững hờ không gian

 

 

          

 

 

NHỚ

 

Con đi con nhớ cảnh nhà

Nhớ canh mẹ nấu ươm vàng gạch cua

Nớ sao tổ ấm bốn mùa

Quê hương ren rét gió lùa ngày đông

Con đi mẹ có nhớ không?

Để quên trên giá trầu không úa vàng.

Buồng cau gần tới năm sau

Chưa có ai hái già nơi nơi vườn.

Con đi qua mấy mùa mưa

Mẹ già mấy đợi mà lưng thêm còng

Ngày dài mẹ mãi chờ mong

Nghe gà gáy sáng mẹ mong con về.

 

Con vì cuộc sống lê thê

Chiều ra ngõ ngó lại về thổi cơm

Vẫn niêu cơm với lửa rơm

Năm nào con nấu còn mời mẹ ăn

Giờ này con ở cách ngăn

Còn cay vị khói lửa rơm năm nào

Nửa đêm mẹ ngắm trăng sao

Thấy ngôi tinh tú còn cào nhớ con.

 

 

      THƯƠNG NHỚ MIỀN TRUNG

 

 

Miền trung ơi…miền trung

Nhớ trưa hè nắng lửa

Thương đôi bàn chân nhỏ

Bước vội lên cát khô

 

Nhớ tháng ngày đợi mưa

Cánh đồng quê nứt nẻ

Sụt sùi ngày đông bể

Lối quen  ai chưa về

 

Giọt mồ hôi đặc khô

Ao nhôm nhoam màu đất

Ngọn gió Lào bổng rát

Tóc hoe màu râu ngô

 

Nhờ giọng nói chắc khô

Bữa cơm chiều đạm bạc

Và tình người mộc mạc

Như củ sắn củ khoai

 

Thương giọng hò của ai

Trong những đêm khắc khoải

Xa rồi còn nhớ mãi

Đôi mắt chiều tiễn đưa

 

 

 

 

      AI VUN ĐỜI TÔI.

                               

 

Mẹ tôi vun đời tôi

Khi vẫn còn trong dạ

Suốt mùa nắng cháy tơi*

Sang mùa mưa tầm tã.

 

Mẹ tôi vun đời tôi

Như chồi non trong lá

Như cành non luống mạ

Trên chuyến đò sông sa.

 

Vòng nôi vun đời tôi

À ơi theo cánh quạt

Năm canh chầy mẹ hát

Dòng sữa ngọt lời ru.

 

Chuyện cổ tích ngày xưa

Ấm như lời bà kể:

Vua Hùng vương kén rể

Đồng Tử gặp Tiên Dung.

 

Quê hương vun đời tôi

Êm đềm như  giấc ngủ

 Trong điệu hò chất phác

Trong cánh buồm đêm trăng.

 

Bà, mẹ vun đời tôi

Quê hương vun đời tôi

Tôi vẫn vun đời tôi…

                    

                     19/02/2001

 

 

 

 

* Tơi: Áo làm bằng lá cọ dùng để che nắng, mưa của người dân xứ Nghệ

 

 

ƠN NGƯỜI  

 

Lòng mẹ như bể sâu

Biết lấy gì báo đáp

Hơn hai mươi tuổi đầu

Vẫn đang còn ăn bám.

 

Mảnh ruộng gầy gốc rạ

Gắn với mẹ sớm hôm

Vun xới từng luống mạ

Lưng mẹ lại còng thêm.

 

Manh áo tơi nón lá

Dầm dãi với nắng mưa

Cho ngày tháng dần qua

Cho tình thương chan chứa.

 

Dù lưng chén cơm dưa

Cũng nhặt nhành chắt góp

Cho con theo lần lứa

Để học hành lớn khôn.

 

Từ ngày chị lấy chồng

Việc nhà nhiều hơn trước

Cha mãi bận việc đồng

Con biết không về được.

 

Bao nhiêu năm đèn sách

Vẫn áo trắng tay trơn

Vẫn chưa trọn công danh

Biết lấy gì báo đáp!

 

 

 

 

 

THƯƠNG VỀ XỨ NGHỆ

 

 

Nắng  như lửa đổ xuống trời xứ nghệ

Đất khô cằn nứt nẻ dấu chân chim

Ở miền xa con nghe nhói buồng tim

Thương cho đất đang quặn lòng cháy khát

 

Thương em tôi đang trong mùa nắng hạn

Nước bờ kinh tát không đủ ruộng đồng

Đêm thao thức mẹ lo mùa thật bát

Hạt giống gieo trên mảnh đất cõi cằn

Khi mồ hôi bốn mà cha vẫn đổ

Theo đường cày bước ran rát bàn chân

 

Sức đổ xuống cho cây đời lại mọc

Từ đất khô hạt giống lại sinh sôi

Xứ sở gian truân vun lòng  người nhân hậu

Dù mùa sau vẫn còn khô hơn thế

Miền trung ơi! Bốn mùa khắc nghiệt

Rồi gió Lào vẫn còn cuồng nhiệt quét

Và lũ lụt đâu chỉ một mùa

Nhưng lòng người đâu có chịu thua.

 

Trời cứ nóng và cây đời cứ mọc

Trong gian truân sức sống khởi màu.

                                                           

                                                                        HÌNH QUÊ

 

Em  đi đã chừng xa xôi lắm

Thăm chửa vườn xưa lối em qua?

 

Đường làng bỡ ngỡ tiễn em đi

Thành thị phồn hoa đã mấy mùa

Từ độ thu về thay sắc lá

Lối mòn vẫn đợi dáng em qua.

 

Xao xác heo may gợi nhớ về

Cánh cò chở nặng bóng chiều quê

Em về mang chút niềm thương nhớ

Từ thuở chín mười ở chốn quê.

 

Mắt mẹ hằn sâu dấu chân chim

Lưng còng  thêm nặng những chờ mong

Bữa nay con gái yêu thương ấy,

Vắng mẹ có tròn giấc ngủ không?!

 

Trăng  gầy chiếu ngả dài bóng mẹ

Lúa thời con gái cánh đồng xanh

Em ở miền xa trên tỉnh ấy,

Có biết hay không dáng mẹ gầy?!

 

Em về mang chút niềm thương nhớ

Từ thuở chín mười ở chốn quê.

 

 

 

 

                           LỤC BÁT THÁNG BA

 

Tháng ba chín mộng mùa xuân

Em nghiêng nón đổ nắng ngân xuống thềm

Sân đình hội hát giao duyên

Nam thanh, nữ tú …. thề nguyền với nhau.

 

Tháng ba nắng đổ vàng au

Hoa xoan tím rụng rơi đầu ngõ thưa.

Lắng động lại chút tình xưa

Nàng Bân đan áo mang mưa rét về

Lúa phơi mau, tuổi dậy thì.

Đưa mình gió nhẹ không hề cao sang.

 

Tháng ba vác cuốc ra đườmg.

Thấy màu cuộc sống đang cùng đổi thay

Mẹ ngồi bấm đốt ngón tay

Thời gian in  rõ chai dày đường gân

 

Những ngày  dập hạt phân vân

Ngẫm mùa về lại… phân phân với mùa.

Tháng ba lại nhớ ngày xưa

Tôi cùng với bé nô đùa bên nhau

 

Thời gian lặng lẽ trôi mau

Hội Duyên, hội Hứa cùng nhau… hẹn hò.

Ngờ đâu bé đã … sang đò.

Tháng ba bé cưới làm to nhất làng.

 

 

 

 

 

 

NỖI NIỀM VỚI HUẾ                                 

                                                      ( Gửi tặng cô Nga – gio  viên THPT TX. Bình Longt)

 

 

Tiếng rất Huế  và lòng cũng rất Huế

Mắt em nhìn mát rượi nước sông Hương

Cho anh nghe lẫn cả ý nghê thường

Tà áo trắng hay nắng voan màu Huế?

 

Chưa một lần anh bước đến Ngọ Môn.

 Cỏ Thành Nội xanh rờn thơm gót  nhỏ

Dáng em đi là Cố Đô anh đó.

Thấp thoáng về dưới chiếc nón nghiêng che.

 

Anh  cũng chưa đến núi Ngự bao giờ.

Chợ Đông Ba em vẫn về mỗi buổi

Lăng Khải Định những chiều ngan ngát khói

Thơm như tình anh nhớ đến Cố  Đô.

 

Lời nói em sâu lắng một điệu hò

Đã thương nhau thì dù bao cách trở

dù nắng mưa, núi sông cách trở

bao tháng năm em vẫn đợi vẫn chờ.

 

Lúc em buồn như chiều Huế đổ mưa.

Ướt thẫm cả nỗi niềm anh nhớ Huế

Em đã đưa anh đi về với Huế

Dịu dàng trong câu hát em ngân.

AI VUN ĐỜI TÔI.

                        

 

Mẹ tôi vun đời tôi

Khi vẫn còn trong dạ

Suốt mùa nắng cháy tơi*

Sang mùa mưa tầm tã.

 

Mẹ tôi vun đời tôi

Như chồi non trong lá

Như cành non luống mạ

Trên chuyến đò sông sa.

 

Vòng nôi vun đời tôi

À ơi theo cánh quạt

Năm canh chầy mẹ hát

Dòng sữa ngọt lời ru.

 

Chuyện cổ tích ngày xưa

Ấm như lời bà kể:

Vua Hùng vương kén rể

Đồng Tử gặp Tiên Dung.

 

Quê hương vun đời tôi

Êm đềm như  giấc ngủ

 Trong điệu hò chất phác

Trong cánh buồm đêm trăng.

 

Bà, mẹ vun đời tôi

Quê hương vun đời tôi

Tôi vẫn vun đời tôi.…

                

                

* Tơi: áo kết bằng lá cọ, dùng che nắng, che mưa của người dân xứ Nghệ

 

                             

ƠN NGƯỜI        

 

Lòng mẹ như bể sâu

Biết lấy gì báo đáp

Hơn hai mươi tuổi đầu

Vẫn đang còn ăn bám.

 

Mảnh ruộng gầy gốc rạ

Gắn với mẹ sớm hôm

Vun xới từng luống mạ

Lưng mẹ lại còng thêm.

 

Manh áo tơi nón lá

Dầm dãi với nắng mưa

Cho ngày tháng dần qua

Cho tình thương chan chứa.

 

Dù lưng chén cơm dưa

Cũng nhặt nhành chắt góp

Cho con theo lần lứa

Để học hành lớn khôn.

 

Từ ngày chị lấy chồng

Việc nhà nhiều hơn trước

Cha mãi bận việc đồng

Con biết không về được.

 

Bao nhiêu năm đèn sách

Vẫn áo trắng tay trơn

Vẫn chưa trọn công danh

Biết lấy gì báo đáp!


Trương Văn Phương

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây