Hi88 Online: Trang Chủ

BÌNH LONG (BÌNH PHƯỚC) TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ SINH SẢN

Thứ năm - 22/08/2019 14:23 933 0
Hiện nay chăn nuôi dê tại Bình long đang phát triển rất mạnh cả về quy mô và số hộ. Do vậy ngày 01/8/2019 tại Hội trường ấp Thanh Sơn xã Thanh Phú, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản cho các hộ nuôi dê nhằm giúp họ có thêm kiến thức áp dụng vào chăn nuôi dê sinh sản để đạt hiệu quả kinh tế cao.
de
Hình ảnh các hộ nông dân tham gia buôi tập huấn
Tham dự lớp tập huấn có hơn 40 người là thành viên của Hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Thanh phú và các hộ có nhu cầu ở các vùng lân cận. Nội dung buổi tập huấn bao gồm: Lợi ích của việc nuôi dê, cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh, trồng cỏ và chế biến dự trữ thức ăn, thực hiện hợp đồng chăn nuôi theo chuỗi liên kết, thực hành ủ chua cỏ để dự trữ thức ăn vào mùa khô….. 
Do trong thời gian 02 năm trở lại đây giá hồ tiêu giảm mạnh, để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nhiều nông dân đã tận dụng thức ăn xanh từ trụ sống của hồ tiêu (như cây anh đào, keo dậu) và các phụ phẩm nông nghiệp khác để nuôi dê nhằm tăng thêm thu nhập ổn định cuộc sống. Hiện tại xã Thanh Phú đang có gần 300 hộ nuôi dê với hơn 3000 con dê ở các lứa tuổi, trong đó có 01 Hợp tác xã, 01 tổ hợp tác chăn nuôi dê với gần 30 thành viên. Hợp tác xã chăn nuôi dê đã ký được hợp đồng bao tiêu đầu ra với Công ty TNHH Dê Cười Bình Long theo chuỗi liên kết giá trị nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Đức Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi dê hiện nay rất cao. Trung bình người nuôi có lãi từ 12 triệu đến 14 triệu đồng/01 dê cái/ năm. Trồng tiêu, kết hợp nuôi dê người nông dân vừa giữ được diện tích hồ tiêu vừa có thêm thu nhập ổn định. Ông Phạm Văn Phó - Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết: Nội dung buổi tập huấn rất thiết thực và có ích cho người nuôi dê, đặc biệt là việc kiểm soát, thay đổi dê đực giống để tránh đồng huyết; Lợi ích của việc bổ sung đá liếm (khoáng), nhất là cách ủ chua cỏ để làm thức ăn dự trữ cho dê (vì vào mùa khô thường đa số thiếu thức ăn, trong khi đó mùa mưa thì cỏ quá dư thừa).
Với kỹ thuật được trang bị và chuỗi liên kết đầu ra ổn định, các hộ nuôi dê rất vui mừng phấn khởi. Các thành viên của HTX, Tổ hợp tác quyết tâm phấn đấu để đưa nghề nuôi dê ngày càng phát triển ổn định, liên kết chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Dê Cười tiến tới xây dựng thương hiệu dê Bình Long Bình Phước.
Nguyễn Thị Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây