BÌNH LONG: 100% DIỆN TÍCH TRỒNG SẮN BỊ NHIỄM BỆNH KHẢM LÁ VI RÚT
Thực hiện Công văn số 1315/UBND-SX ngày 28/9/2018 của Hi88 Online
về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá vi rút hại sắn (Khoai mỳ) trên địa bàn thị xã. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp đã phối hợp UBND các xã phường điều tra, thống kê diện tích bị nhiễm. Kết quả cho thấy 100% diện tích trồng sắn bị nhiễm. Cụ thể: Diện tích gieo trồng 34,75ha; trong đó xã Thanh Lương : 31,5 ha; xã Thanh Phú: 2,5ha; phường Hưng Chiến: 0,75ha. Trên 90% số cây bị nhiễm; nhiễm nặng 3,5ha; nhiễm trung bình 31,25ha.
|
Hình ảnh sắn bị nhiễm bệnh |
Theo đó Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trị như sau:
* Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại: Bệnh khảm lá sắn do vi rút gây nên, bệnh lan truyền qua môi giới là bọ phấn trắng, qua hom giống. Bệnh lây lan nhanh và gây hại nghiêm trọng, khó phòng trừ. Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của sắn, lá sắn có triệu chứng khảm vàng loang lổ trên lá, lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Nếu bệnh nhiễm từ hom giống, cây non sẽ không cho thu hoạch, bệnh nhiễm khi cây đã lớn thì năng xuất giảm đáng kể.
* Biện pháp phòng, trị:
- Nghiêm cấm hành vi buôn bán, trao đổi các giống sắn bị nhiễm bệnh; chỉ đạo, tuyên truyền cho nông dân biết và không trồng giống sắn HL-S11, HL-S12, KM 419, KM 140; khuyến cáo trồng giống sắn kháng bệnh như KM 94
- Tiêu huỷ triệt để diện tích sắn bị nhiễm nặng, không vận chuyển thân lá ra khỏi vùng dịch, luân canh trồng các loại cây khác để tránh thiệt hại.
- Phun xịt trừ bọ phấn trắng bằng một số loại thuốc BVTV có hoạt chất như: Dinotefuran, Pymetrozine (Ikuzu 20WP, Saigometro 50WP … ). Nên phun thuốc trị bệnh khi bọ phấn trắng ở giai đoạn ấu trùng, phun thuốc đều 2 mặt lá.
Nguyễn Thị Hạnh