Chị Tâm tâm sự: “ Mình nghĩ tham gia công tác hội, mình có thể gắn kết được các chị em trong ấp của mình. Từ việc phát triển kinh tế hỗ trợ nhau về mọi mặt. Thăm hỏi nhau về sức khỏe. Từ đó mình thấy mình cần phải tham gia công tác hội để gắn kết chị em trong thôn ấp của mình”
Rời đất Bình Dương gia đình chị lập nghiệp tại ấp Thanh An từ năm 1995. Tài sản lúc đó đủ mua 1ha đất hoang. Trên diện tích này chị trồng xoài xen căn với cây bắp, cây mì làm lương thực, tranh thủ thời gian đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền chăm sóc cây xoài. Trong quá trình lao động sản xuất chị nhận thấy nguồn thu từ câp xoài thấp nên năm 2005 chị mạnh dạn chuyển đổi trồng nhãn. Học tập được kỹ thuật trồng nhãn của một số hộ trong ấp, cùng với sự chăm chỉ chăm sóc, cây đã không phụ người. Sau mấy năm thu hoạch nhãn, chị tâm đã mua thêm được 2ha đất hoang. Nhận thấy giá cả nhãn không ổn định chị nghĩ đến mình phải đa dạng cây trồng và phải biết áp dụng KHKT vào trồng chọt. Nghĩ là làm, chị mở mạng diện tích trồng chanh, quýt đường, Ổi và tích cực tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn của hội phụ nữ, hội nông dân tổ chức, những kiến thức học được cộng với vốn kinh nghiệm tích lũy được đem áp dụng vào trồng chọt nên đến nay vườn đã cho thu hoạch ổn định, sản lượng cao, các loại cây trồng ít sâu bệnh. Nhờ vậy từ 2ha nhãn và 1 ha chồng chanh, quýt đường mỗi năm cho chị thu nhập bình quân từ 200 – 300 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản đầu tư. Tạo việc làm ổn định cho 2 chị em trong chi hội ( mức thu nhập bình quân mỗi chị từ 2, 5 triệu đến 3 triệu đồng/1 tháng ). Ngoài ra vào mùa thu hoạch tạo việc làm cho 20 đến 30 chị em PN trong xã.
Trong vai trò chi hội trưởng phụ nữ, chị nhận thấy số chị em phụ nữ dân tộc Khơme trong ấp có mức sống nghèo, cận nghèo, không có hộ khẩu. Để thiết thực giúp đỡ, tháng 4/2014 chị đã thành lập CLB “ phụ nữ dân tộc thiểu số giúp nhau làm kinh tế” với 15 hội viện là người dân tộc Khơme. Đứng ra vay tín chấp từ nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo của thị xã cho mỗi chị vay 7 triệu đồng. Có những tháng chị em không có tiền trả góp, chị lại bỏ tiền tuối ra cho mượn. Bênh cạnh đó, được sự thống nhất của hội viên chị đã đã dùng quỹ hội 47 triệu cho các chi em trong CLB vay vốn phát triển nuôi bò, nuôi dê. Từ hai nguồn vốn trên, các thành viên CLB mua được 12 cặp dê, 3 con bò cái sinh sản. Dê thì đã sinh lứa thứ 2 chuẩn bị lứa 3, còn bò thì cũng đang mang thai sắp đến thời kỳ sinh. Chị Kim Thị Linh hội viên CLB “ phụ nữ dân tộc thiểu số giúp nhau làm kinh tế” cho biết: “ Tôi vay hai đợt từ nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ với tiền quỹ hội PN ấp được 20 triệu. Mua được 4 con dê cái, 1 con dê đực . Thu hoạch lứa trước nó đẻ được 8 con, bán được 22,5 triệu. Còn đợt này đẻ được 12 con, còn mẹ nó thả nọc hết rồi”
Tính đến thời điểm hiện tại từ 12 cặp dê giống ban đầu đã sinh sản được gần 30 con dê con. Nhiều chị đã hoàn trả được vốn vay. Nhận thấy tham gia CLB không chỉ được giúp vốn sản xuất mà còn được hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng chọt, xây dựng gia đình hạn phúc, nên có thêm 3 chị là dân tộc Stiêng cũng xin tham gia vào CLB.
Không chỉ nhiệt tình với công tác hội, chị Tâm còn giàu lòng nhân ái. Khi thấy gia đình chị Nguyễn Thị Tấm, tổ 6 không có một mảnh đất để cắm dùi, chị đã bán thiếu 2.000m2 đất, trả dần trong 5 năm. Ngày 26-8-2013, niềm vui đến với chị Tấm khi được Hội LHPN Hi88 Online
, phối hợp với UBND xã Thanh Lương tổ chức lễ bàn giao căn nhà tình thương cho chị . Căn nhà có diện tích 45 m2, Tổng giá trị xây dựng trên 45 triệu đồng. Trong đó bà Đặng Thị Sợi và ông Đặng Văn Vạn ngụ tại xã Thanh Lương mỗi người ủng hộ 10 triệu đồng, phần còn lại của gia đình. Ngoài ra để cho căn nhà thêm phần chắc chắn ban ấp và nhân dân trong ấp Thanh An ủng hộ 22 ngày công trong việc đổ nền, phụ hồ. Ngồi trong ngôi nhà ấm đượm tình người chị Nguyễn Thị Tấm xúc động nói: “ chị Tâm giúp đỡ cho cái nền nhà bán chịu 5 năm. Có nhà cửa đời sống ổn định. Không có điện, nước, chị Tâm cho kéo nhờ về sài. So với lúc trước khỏe hơn nhiều. Lúc trước, ở nhờ không hà. Bây giờ, có nhà cửa tử tế, an cư lập nghiệp, thấy kinh tế ngày càng phát triển”
Các chị em trong tổ vay vốn gặp khó khăn hay chưa có tiền đáo hạn, chị Tâm cho mượn mà không tính thiệt hơn. Cảm động trước tấm lòng của chị Tâm, các chị em trong CLB “ phụ nữ dân tộc thiểu số giúp nhau làm kinh tế” gọi chị là mụ đỡ của những hộ nghèo, hộ khó.
Chia tay chị trong tiết trời cuối năm trong tâm trí tôi vẫn nhớ những lời chị nói: “ Mình tính sẽ tự bỏ vốn mua dê cho một số chị em khó khăn nuôi, sau khi dê đẻ sẽ xoay vòng dê mẹ cho chị em khác nuôi”.
Văn Dũng
Ý kiến bạn đọc