Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tấn Hưng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến của nhân dân của tỉnh về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Lãnh đạo các ngành, các cấp, các địa phương, cơ quan, đơn vị khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của trung ương, địa phương một cách cụ thể, chặt chẽ, khoa học theo đúng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Kế hoạch của tỉnh.
Lãnh đạo tổ chức tốt việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc để việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân khẩn trương, nghiêm túc, đúng tiến độ và hiệu quả.
Thứ hai: Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng; sự tham gia tích cực, khẩn trương, nghiêm túc của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị.
Chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân.
Thứ ba: Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến và xây dựng báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của nhân dân theo đúng yêu cầu, hướng dẫn trong kế hoạch; bảo đảm phản ánh đầy đủ, toàn diện, chính xác ý kiến của nhân dân theo mẫu báo cáo; các cấp, các ngành gửi báo cáo về Ban chỉ đạo theo đúng thời gian quy định.
Thứ tư: Trên cơ sở báo cáo kết quả đóng góp ý kiến nhân dân của các ngành, các cấp, địa phương, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gửi đến, Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân tỉnh Bình Phước về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nêu cao tinh thần trách nhiệm và đầu tư thời gian, công sức thích đáng để xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân; nghiên cứu, cân nhắc kỹ các ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo gửi Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Chính phủ theo quy định.
Thứ năm: Các đồng chí trong Ban chỉ đạo cần quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm đã được phân công; chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp triển khai thực hiện theo sự phân công của Ban chỉ đạo, trong đó chú ý các mốc thời gian theo kế hoạch.
Thứ sáu: Bên cạnh việc tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đề nghị các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị cần bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
…………………….
Đề nghị các đồng chí đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, hoàn thành tốt những công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần tích cực vào kết quả chung của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, đúng kế hoạch, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
(Theo baobinhphuoc.com.vn)
Ý kiến bạn đọc