Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông – Nam Á ra đời. Mặc dù khái niệm về “hệ thống chính trị” chưa xuất hiện, Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 chưa thể hiện đầy đủ các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, nhưng trong thực tế hệ thống chính trị mới vẫn dần được hình thành và Bác Hồ đã có nhiều quan điểm về hệ thống chính trị mới, trong đó có những nội dung về Công đoàn, như là bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị.
Ngày 25/5/1946, Hội Công nhân cứu quốc được đổi tên thành Tổng Liên đoàn Lao động, trở thành một tổ chức quần chúng quan trọng trong hệ thống chính trị mới; Công đoàn là tổ chức đại diện cho GCCN Việt Nam. Giai cấp, mà như Bác Hồ đã xác định là “đội tiên phong của dân tộc”, “người lãnh đạo” xã hội, lực lượng gánh vác trọng trách lớn trong “công việc kháng chiến kiến quốc, trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới” .
Bác Hồ, trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, đã góp phần tích cực vào xây dựng pháp luật ngay sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ngay cả trong kháng chiến … Đặc biệt là các Hiến pháp năm 1946, 1959; Luật Lao động 1947, Luật Công đoàn 1957… đã nhanh chóng tạo hành lang pháp lý cho Công đoàn hoạt động thuận lợi. Qua đó thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta đối với NLĐ, trong đó có công nhân và Công đoàn.
Tư tưởng và quan điểm của Bác Hồ về tổ chức Công đoàn như trên, một lần nữa khẳng định vì sao có một điều riêng quy định về công đoàn, chứ không phải là tổ chức chính trị xã hội khác trong Hiến pháp. Đến Hiến pháp năm 1980 đã dành riêng một điều (Ðiều 10) quy định về Công đoàn Việt Nam và từ đó đến nay, mặc dù Hiến pháp nước ta đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung (năm 1992, 2001), nhưng tổ chức Công đoàn luôn có một điều quy định riêng và ngày càng được hoàn thiện, đã tạo cho Công đoàn Việt Nam có một vị trí pháp lý đặc biệt so với các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Đại hội XI của Đảng đã bổ sung Cương lĩnh Xây dựng và phát triển đất nước, tiếp tục khẳng định bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại diện trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chính vì vậy, Điều 10 Hiến pháp của Hiến pháp (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, tiếp tục khẳng định như sau: "Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 đã có sự sửa đổi, bổ sung vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Ðây là nguyên tắc rất quan trọng của tổ chức công đoàn, lần đầu tiên được khẳng định và thể hiện trong Hiến pháp, và đây cũng là thông lệ chung được quy định trong các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt
Ðiều 10 Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ cụm từ "Công đoàn cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp... " như vậy là hoàn toàn phù hợp vì một trong những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là cần thể hiện và phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức. Vì vậy bỏ cụm từ "cùng với" là để phân định rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với người lao động, tránh chồng chéo dẫn đến tình trạng, "có thành tích thì tất cả đều nhận về mình, có khuyết điểm thì đùn đẩy không ai chịu trách nhiệm".
Nếu Ðiều 10 Hiến pháp năm 1992 quy định công đoàn chỉ tham gia kiểm tra, giám sát, thì lần sửa đổi này không chỉ quy định công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát mà còn "tham gia thanh tra" hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động. Ðiều này hoàn toàn phù hợp, lô-gích và khoa học vì công đoàn là do người lao động tự nguyện lập ra để tham gia quản lý và chăm lo, bảo vệ người lao động. Nếu công đoàn không tham gia thanh tra việc tuân thủ và thực thi pháp luật liên quan đến người lao động, thì không thể tham gia quản lý nhà nước và cũng khó có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích người lao động.
Ðiều 10 Hiến pháp (sửa đổi) quy định đầy đủ, cụ thể và rõ hơn về trách nhiệm của công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật. Ðây là những quy định mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta, phù hợp với Cương lĩnh của Ðảng về phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH. Như vậy việc tuyên truyền vận động nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của công đoàn, thực hiện tốt nhiệm vụ này cũng chính là chăm lo và bảo vệ tốt nhất cho người lao động.
Với những những quy định mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã, phù hợp với Cương lĩnh của Ðảng về phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH. Nội dung của Hiến pháp và những điểm cơ bản, cốt lõi tại khoản 2, Điều 9 và Điều 10 đã tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, chức năng tổ chức Công đoànViệt Nam gắn với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức trong thời kỳ đổi mới, góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
NGUYỄN VĂN THANH
Ý kiến bạn đọc