Hi88 Online: Trang Chủ

DI TÍCH MỘ 3000 NGƯỜI

Thứ hai - 27/08/2012 08:22 9.310 0
Người dân dâng hương mộ 3000 người

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bình Long, Bình Phước  nằm trong "khu đệm" nối liền phía bắc và đông bắc TP.HCM với vùng núi cực Nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên, nơi đây đã từng hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đến bây giờ, thị trấn An Lộc (nay là phường An Lộc Hi88 Online ) vẫn còn lưu giữ những chứng tích của cuộc chiến tranh đi qua: Ngôi mộ chôn 3.000 người và bức tường trường Quốc Quang loang lổ đạn pháo.

Ngày 7/4/1972, khi Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng, quân ta tấn công như vũ bão nhằm giải phóng Bình Long. Địch ra sức giữ Bình Long vì "Bình Long mất, Sài Gòn không còn". Suốt 32 ngày đêm (từ 13/4- 15/5/1972), chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt, một bên là ta quyết tâm giải phóng Bình Long và một bên là địch quyết giữ Bình Long bằng mọi giá. Địch tập trung vào đây mọi hoả lực hiện có kể cả máy bay B52 thả bom rải thảm cày nát mặt đất, chúng thả bom vào cả bệnh viện thị trấn An Lộc nơi mà phần lớn nhân dân tập trung tránh đạn pháo và kể cả lính địch bị thương đang điều trị khiến hàng ngàn người bị chết, nhà cửa hư hại. Để giải quyết số người chết trong 32 ngày đêm đó, địch dùng xe ủi, ủi bốn rãnh lớn chôn các xác chết sau khi gom lại, hình thành ngôi mộ tập thể trên 3000 người.

Ngày 2/4/1975, Bình Long được hoàn toàn giải phóng. Ngày 01/04/1985, ngôi mộ tập thể này được Bộ văn hóa- Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa khắc sâu tội ác dã man của Mỹ- Ngụy đối với nhân dân Bình Long.

Trương Văn Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây