Tham quan học tập đoàn chúng tôi có hơn 80 người của 3 bậc học MN,TH,THCS do cô Trần thị Mỹ Thành (TP Phòng GDĐT) làm Trưởng đoàn. Cùng tham quan với Đoàn chúng tôi có 2 đồng chí lãnh đạo Hi88 Online
là ông Phan Xuân Vĩnh và ông Nguyễn Xuân Tuyến (Phó chủ tịch UBND thị xã BL) cùng đi chỉ đạo trong quá trình tham quan và học tập.
Đoạn đường dài trên 300 km qua các tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, đoàn chúng tôi có mặt tại thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang lúc 7g00 sáng ngày 14/6/2012. Chắc hẳn ai cũng đã ít nhất một lần đến hoặc nghe về Hà Tiên, một thị xã biên giới yên bình ở vị trí cực Tây Nam của đất nước có “Thập cảnh đẹp” là nguồn cảm hứng để Mạc Thiên Tích làm nên “Hà Tiên Thập Vịnh” lưu truyền trong suốt 300 năm nay.
Đoàn chúng tôi vào tham quan Lăng Mạc Cửu, Chùa Phù Dung….không chỉ có cảnh đẹp mà Hà Tiên cũng rất nổi tiếng về lịch sử hào hùng của dòng Họ Mạc đã có công khai phá, xây dựng cả vùng đất biên thùy của Tổ quốc. Hơn thế, Hà Tiên là nơi có khí hậu luôn mát mẻ và trong lành vào bất kỳ mùa nào trong năm.
Sau khi dùng cơm trưa xe đưa chúng tôi đến bến tàu khởi hành đi Phú Quốc.
Sáng ngày 15/6/2012 Đoàn chúng tôi có mặt tại trường tiểu học Dương Đông huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang là trường có bề dày chuẩn Quốc gia. Đoàn chúng tôi đã giao lưu và tham quan mô hình trường lớp cùng Ban giám hiệu và giáo viên của trường này.
Xe đưa chúng tôi đến khám phá Ngọc trai, tại khu nuôi cấy ngọc trai Ngọc Hiền chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến người nuôi lấy những viên ngọc từ những con trai được nuôi, tại đây các loại trang sức được làm bằng những viên ngọc sáng tuyệt đẹp.
Đoàn chúng tôi đến Bãi Sao một trong những bãi biễn đẹp nhất Phú Quốc với bãi cát trắng mịn, dài thẳng tắp. Thuyền đưa chúng tôi tham quan Giếng Tiên ngắm san hô, câu cá trên biển, dùng cơm trưa trên thuyền xong chúng tôi trở về đất liền.
Đến Phú Quốc chúng tôi còn được tham quan nhà thùng nước mắm, tìm hiểu cách ủ và chế biến nước mắm cá cơm rất nổi tiếng theo cách làm truyền thống của người dân Phú Quốc với hàm lượng dinh dưỡng cao.
Rời nhà thùng nước mắm chúng tôi đến làng chài Hàm Ninh là một làng chài cổ xưa của người dân trên đảo, tại nơi đây chúng tôi có thể mua hải sản tươi do những người dân thuyền chài bán.
Một ngày trên xe đi với đoạn đường gần 100 km cả đoàn chúng tôi ai cũng thấy quên đi cái mệt mõi khi chúng tôi tổ chức đêm Gala tại sảnh khách sạn Dương Đông, những bài hát, trò chơi đã làm cho chúng tôi ai nấy cười vui vẽ.
Đến Phú Quốc, ban ngày thỏa thích vui đùa, tắm biển... trên những bãi biển như bãi Dương Đông, bãi Sao, bãi Khem, bãi Thơm, bãi Đại… và một điểm không thể thiếu trong chuyến tham quan là khu Chợ đêm Dinh Cậu, Phú Quốc chiếm trọn chiều dài 200 m. Tại mỗi đầu chợ có cổng chào ghi dòng chữ “Chợ Đêm Dinh Cậu”. Sở dĩ đặt tên chợ đêm Dinh Cậu là vì chợ chỉ cách Dinh Cậu khoảng 100m. Đó là một ngôi đền linh thiên được xây dựng trên một bãi đá nổi dài nhô ra biển.
Theo truyền thuyết, người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới trên biển. Nhiều ngư dân ra khơi đánh bắt gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Bỗng một ngày nọ, từ dưới làn nước xanh thẳm bên bờ cát trắng nổi lên một ghềnh đá dài nhô ra biển. Cho rằng đây là điềm lành linh ứng, người dân trên đảo đã xây trên bãi đá ngôi đền thờ thần sông nước, cầu mong được che chở mỗi khi ra giữa sóng bạc bể khơi. “Cậu” được xem là vị thần có uy quyền trị vì sông nước, có thể cứu giúp tàu bè khi gặp sóng to gió lớn. Dinh Cậu có từ đó.
Chợ đêm Dinh Cậu có trên 100 gian hàng trải dài hai bên vệ đường, trong đó độ 3/4 là các quầy hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, 1/4 còn lại là gian hàng ẩm thực. Các gian hàng được làm bằng khung sắt, mái che là những tấm bạt đủ màu sắc. Ban đêm dựng lên, ban ngày xếp lại gọn gàng sát lề đường trả lại sự thông thoáng cho xe lưu thông. Hầu hết khách đến đây quá nửa là du khách Việt Nam, còn lại là khách nước ngoài. Họ đến chợ là để dùng bữa tối với các món ăn chế biến từ đặc sản biển như: cá, tôm, ốc, sò, cua, ghẹ... Với ưu thế vùng biển, nguồn cung hải sản dồi dào, các gian hàng ẩm thực tại đây bán toàn các món ăn đặc sản tươi roi rói hiếm có ở những nơi khác.
Sáng ngày 16/6/2012 tạm biệt Phú Quốc chúng tôi xuống tàu đến Rạch Giá tiếp tục cuộc hành trình trên tỉnh lộ 61 đoàn chúng tôi dùng cơm trưa tại ngả 3 lộ tẻ ( hướng đi Cần Thơ – Rạch Giá – Long xuyên), tại đây chúng tôi được thưởng thức đặc sản lẩu mắm nổi tiếng nhất miền tây.
16g00 cùng ngày Đoàn chúng tôi có mặt tại thành phố Cần Thơ. Đây là một thành phố trực thuộc Trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
.
Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành 2 tỉnh: Cần Thơ và
.
. Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Trên đường về nhà nghỉ chúng tôi vào tham quan Đình Bình Thủy nguyên khi xưa, vùng đất này bị một trận bão lụt dữ dội, nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói khổ; nhưng rồi cũng dần khắc phục được. Để cảm tạ và cũng để cầu nguyện thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hòa luôn giúp bà con được an lành, đã chung góp để lập một ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vàm rạch Bình Thủy vào năm Giáp Thìn (1844).
Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền, khi gần đến Cồn Linh, thì gặp phải một trận cuồng phong lớn, làm mọi người hoảng sợ. Nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Thủy, nên vô sự. Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là "Bình Thủy". Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành Hoàng làng. Sau khi có sắc phong, dân địa phương đã cùng nhau cất lại đình lần thứ hai. Lần này lợp ngói phía trước đình, xây thêm một nhà võ ca, để có chỗ hát bội mỗi khi tổ chức Lễ.
Chiều 18g00 ngày 16/6/2012 Chúng tôi có mặt tại bến Ninh Kiều nằm gần trung tâm thành phố Cần Thơ, bên hữu ngạn sông Hậu, ngay nơi ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất. Ai đến bến Ninh Kiều, mà chẳng ao ước được một lần đi du thuyền dạo quanh sông Hậu.
Tối 19g00 chúng tôi xuống du thuyền xuất phát từ bến Ninh Kiều đưa khách thưởng ngoạn trên sông. Vừa có cơ hội ngắm nhìn dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng; thưởng thức các món ăn đặc sản và chương trình văn nghệ đặc sắc, ngắm Cần Thơ về đêm trên du thuyền nổi.
Tờ mờ sáng ngày 17/6/2016 chúng tôi đã í ớ gọi nhau dậy, trong lòng mỗi người ai cũng bồn chồn muốn tận mắt ngắm nhìn khu chợ nổi trên sông nước. Sau khi dùng Buffe xong Đoàn chúng tôi có mặt tại bến Ninh Kiều. Từ bến Ninh Kiều ra đến chợ nổi mất khoảng 30 phút, bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập chúng tôi đến Chợ nổi Cái Răng, chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là "cây bẹo". Người mua chỉ cần nhìn vào "cây bẹo" là biết ngay ghe bán thứ gì.
Từ chợ nổi Cái Răng xuôi dòng sông Hậu thêm 20 phút nữa, chúng tôi ghé đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Thỏa sức hòa mình vào không gian xanh mát, trong trẻo của vườn trái cây rộng hơn 8 ha với nhiều chủng loại như mận, xoài, chôm chôm, mít, sầu riêng… Tham quan làng nghề truyền thống và thử tài nấu rượu nếp, tráng bánh tráng với các cô chú ở đây. Tham quan ngôi nhà cổ Nam Bộ hơn 100 năm tuổi, lắng nghe những bài vọng cổ giao duyên từ máy hát đĩa quay tay có tuổi thọ gần 80 năm, những câu chuyện li kì về đời sống xa hoa của điền chủ. Thưởng thức những món ngon rất dân dã như cá lóc nướng ống tre, chuột quay lu, bánh xèo…. trong không gian đờn ca tài tử cải lương Nam Bộ.
Trưa 11g00 Đoàn chúng tôi ra xe trở về Bình Long đi qua đường cao tốc với tổng chiều dài 61,8km (39,8km cao tốc và 22km tuyến nối), đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương qua địa phận Tp.HCM, Long An và Tiền Giang là tuyến đường huyết mạch nối liền Tp.HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn những công trình vĩ đại tôi sực nhớ đến 2 công trình cầu mà đoàn chúng tôi đã qua đó là Cầu Mỹ Thuận với tổng chiều dài 1.535m, Cầu bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang đây là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam.
Cầu thứ 2 là Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu tổng chiều dài 15,85 km, nối thành phố Cần Thơ và tỉnhVĩnh Long. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á. Lòng tôi bùi ngùi nhớ lại sự cố sập 2 nhịp cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007 đã có 37 người thiệt mạng. Những dòng máu, da thịt người nằm xuống đã trở thành huyền thoại làm nên sự hùng tráng của cầu Cần Thơ thay cho những chuyến phà ngày nào.
Cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ tạo động lực quan trọng cho sự phát triển của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, không chỉ đem lại những giá trị thiết yếu về mặt giao thông và kinh tế, còn đáp ứng lòng mong mỏi và hy vọng từ bao đời của người dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, còn là công trình xây dựng có giá trị kiến trúc nổi bật, mang một nét tuyệt vời về giá trị thẩm mỹ, thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nước.
Tất cả những hình ảnh đó sẽ còn níu kéo chúng tôi trở lại vùng đất đã trở nên thân thương này không chỉ một lần nữa…. Chia tay miền Tây vùng đất Nam Bộ cứ vương mãi trong trí óc tôi, đan xen nhiều cảm xúc lẫn lộn. Miền Tây, đến một lần đắm mình trước những dòng sông thương nhớ, để nhớ, nhớ mãi. Tôi mơ màng còn nhớ câu ca nổi danh ngày nào:
“Cần Thơ có bên Ninh Kiều
Có dòng sống đẹp với nhiều giai nhân “.
Bến Ninh Kiều không chỉ mang vẻ đẹp tha thướt, đằm thắm của cô gái Tây Đô mà còn mang dáng dấp xa hoa, lộng lẫy của đô hội sầm uất. Tạm biệt Phú Quốc, tạm biệt Cần Thơ trong lòng tôi bồi hồi lưu luyến bởi vẽ đẹp hiền hậu của cảnh vật, lối sống và con người nơi đây.
Tiếng hát của ca sĩ Hương Lan từ máy hát trên xe….
Giây phút đẹp còn lại kĩ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ôi luyến lưu là đây
Nhớ thương vơi đầy nhắn về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngẫn mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh miền lưu luyến
Tôi nhớ về Hà Tiên.
Hà Tiên – Phú Quốc tháng 6 năm 2012
Tuyết Mai