Những năm qua, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên xã Thanh Phú đã thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay, các Hội đoàn thể nhận ủy thác luôn phối hợp triển khai tốt các chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH thị xã, nguồn vốn được giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, chất lượng tín dụng ổn định. Đã giúp cho hàng trăm lượt hộ dân được hưởng vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần không nhỏ vào công tác giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.
Đến thời điểm hiện tại,Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên xã Thanh Phú quản lý nguồn vốn vay ủy thác từ NHCSXH thị xã là 23.679 triệu đồng cho 989 hộ vay. Trong đó Hội Nông dân 8.261 triệu đồng, Hội liên hiệp Phụ nữ 6.718 triệu đồng, Hội cựu chiến bình 5.972 triệu đồng, Đoàn thanh niên 2.728 triệu đồng.
Ðể nguồn vốn ưu đãi “chảy” về đúng đối tượng, phát huy hiệu quả. Các Hội đoàn thể nhận ủy thác xã đã quán triệt các Tổ TK&VV phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng thực hiện quy trình cho vay đảm bảo công khai, dân chủ. Đồng thời, vào ngày giao dịch xã (ngày 16 hàng tháng), bên cạnh tổ chức giải ngân và hỗ trợ hội viên trả lãi, gửi tiết kiệm tiện lợi, Các hội đoàn thể xã phối hợp với Ngân hàng CSXH thị xã tổ chức tuyên truyền, quán triệt, phổ biến đầy đủ chủ trương của Chính phủ, các chính sách mới của Ngân hàng về cho vay vốn ưu đãi. Hướng dẫn cụ thể các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng CSXH, các chế độ, nghiệp vụ ghi chép sổ sách cho các tổ trưởng vay vốn. Các tổ đều chọn các đồng chí tổ trưởng tổ TK&VV là những người nhiệt tình, năng động trong các phong trào, có uy tín trong hội viên. Ngoài ra, các Hội đoàn thể còn thường xuyên phối hợp với NHCSXH thị xã kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của hội viên. Qua đó cho thấy, các tổ TK&VV đều thực hiện hiệu quả, các hội viên đều trả lãi, gốc đúng hạn và gửi tiết kiệm đều đặn.
Bên cạnh đó xác định được nguồn vốn tín dụng chính sách là một trong những công cụ giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, giảm lao động thất nghiệp, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững, là đòn bẩy hỗ trợ địa phương trong mục tiêu an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới và là cầu nối giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Do đó, Đảng ủy, UBND xã rất quan tâm công tác tín dụng chính sách trên địa bàn xã, thường xuyên quan tâm chỉ đạo các hội đoàn thể nhận ủy thác thực hiện tốt công tác nhận ủy thác, công tuyên truyền về chủ trương chính sách về tín dụng chính sách xã hội, phối hợp tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, tham quan, học hỏi, định hướng, nhân rộng các mô hình sản xuất, cây, con giống mới hiệu quả… để người dân mạnh dạn đầu tư vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi. Thu nhập nhân dân nhờ đó cũng không ngừng tăng lên; đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm nhằm tích lũy, tạo nguồn vốn tự có để dành trả dần nợ gốc, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn cũng được các hội đoàn thể quan tâm tuyên truyền sâu rộng đến hộ vay, được hộ vay nhiệt tình ủng hộ và mang lại hiệu quả rất cao với tổng số dư tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ là hơn 3 tỷ đồng/966 hộ vay tham gia, đạt 97%/ tổng số hộ vay vốn.
Mục tiêu trong thời gian tới Chính quyền địa phương xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác xã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH thị xã chuyển tải nguồn vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn đến đối tượng được thụ hưởng; tổ chức thực hiện công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn, đảm bảo hộ vay sử dụng vốn đúng đối tượng, đúng mục đích, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Đặc biệt là tiếp tục tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận nguồn vốn chính sách nhiều hơn nữa nhằm phát triển, nhân rộng các mô hình khởi nghiệp trên địa bàn xã. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách về hoạt động tín dụng chính sách đặc biệt là người dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, nhân dân nắm bắt được các chủ trương cho vay đối với tín dụng chính sách, cũng như tiếp cận được nguồn vốn chính sách nói chung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
NHCSXH Hi88 Online