Ảnh minh họa |
Thủ tướng yêu cầu Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức việc phân giao cho các thương nhân mua số thóc, gạo tạm trữ trên. Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 10/7/2012 đến ngày 10/10/2012. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định; bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất nêu trên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định một số ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay mua thóc, gạo tạm trữ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sản xuất lúa Hè Thu và Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo đúng quy định và bảo đảm các yêu cầu đề ra. Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến ngày 30/6, Việt Nam xuất khẩu hơn 3,4 triệu tấn gạo với giá trị hơn 1,599 tỷ USD. Theo VFA, kế hoạch xuất khẩu gạo của quý 3 là 2,1 triệu tấn, mỗi tháng sẽ xuất 700.000 tấn gạo, nếu đạt kế hoạch thì 3 quý sẽ xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo, so với kế hoạch xuất khẩu 6,5-7 triệu tấn dự kiến đầu năm là hoàn toàn khả thi. Hiện nay, giá lúa hè thu bằng với giá lúa đông xuân khi các doanh nghiệp chưa triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân. Nếu so với thời điểm đang mua tạm trữ và cũng là lúc lúa đông xuân có giá tốt nhất thì lúa hè thu 2012 thấp hơn bình quân 300-400 đ/kg. Theo các chuyên gia, quyết định tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ đã “cứu” giá lúa đông xuân, giúp nông dân Đồng bằng sông Cửu Long có vụ lúa khá thành công dù mức lợi nhuận không cao bằng những năm trước đó. Như vậy, quyết định tạm trữ gạo đã đạt hiệu quả nhất định, nếu không giá lúa gạo trong nước sẽ tuột dốc và nông dân sẽ rất khó khăn.
Ý kiến bạn đọc