Thực hiện Công văn số 607/UBND-VX ngày 04/5/2017 của Hi88 Online về việc tăng cường triển khai thực hiện bảo hiểm y tế học sinh năm 2017.
Phòng Giáo dục – Đào tạo và Bảo hiểm xã hội Hi88 Online
hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh năm học 2017-2018, cụ thể như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG, PHƯƠNG THỨC ĐÓNG, MỨC HỖ TRỢ ĐẠI LÝ THU BHYT, ĐĂNG KÝ KHÁM CHỮA BỆNH BAN ĐẦU, KINH PHÍ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
1. Đối tượng tham gia:
Học sinh (trừ những em đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo quy định của Luật BHYT) đang theo học tại các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Hi88 Online
là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT.
2. Mức đóng:
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 70% mức đóng cho các đối tượng học sinh thuộc hộ gia đình cận nghèo, bằng 30% mức đóng cho đối tượng học sinh không thuộc hộ gia đình cận nghèo, cụ thể:
Mức đóng BHYT của HSSV năm học 2017 - 2018 thể hiện theo bảng dưới đây:
STT |
Phương thức đóng |
Mức đóng (ĐVT: Đồng) |
Nhà nước hỗ trợ (ĐVT: Đồng) |
1 |
3 tháng |
122.850 |
52.650 |
2 |
9 tháng |
368.550 |
157.950 |
3 |
12 tháng |
491.400 |
210.600 |
4 |
15 tháng |
614.250 |
263.250 |
Khi nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì học sinh và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch đối với thời gian còn lại mà học sinh đã đóng BHYT.
* Lưu ý:
- Học sinh có thẻ BHYT theo nhóm đối tượng khác (thân nhân sĩ quan quân đội, công an, cơ yếu, thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo...) đã được cấp thẻ BHYT, nhà trường lập Danh sách học sinh tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác (mẫu số 03/BHYT) kèm theo bản photocopy thẻ BHYT còn giá trị sử dụng gửi cơ quan BHXH (trước ngày 20/11/2017) để xác định tỷ lệ học sinh tham gia BHYT và cấp kinh phí CSSKBĐ.
- Học sinh có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác (thân nhân sĩ quan quân đội, công an, cơ yếu, thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo;...) nếu hết hạn sử dụng và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tượng khác nữa thì tiếp tục tham gia BHYT theo nhóm học sinh ngay từ tháng tiếp theo đến hết thời hạn tham gia chung của nhà trường thuộc năm tài chính hoặc ngày cuối của tháng kết thúc khóa học thuộc năm học đó.
- Học sinh thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT tại địa phương
3. Phương thức đóng và thời hạn sử dụng thẻ BHYT
- Nhà trường tổ chức thu tiền đóng BHYT học sinh theo Khoản 2, Mục III của Hướng dẫn này, chuyển nộp cơ quan BHXH kèm theo Danh sách học sinh tham gia BHYT, cụ thể như sau:
+ Đối với học sinh Khối lớp 1: nhà trường tổ chức thu phí từ ngày 01/10/2017 - 31/12/2018 (15 tháng, số tiền: 614.250 đồng); trường hợp kinh tế gia đình học sinh khó khăn nhà trường có thể tổ chức thu BHYT học sinh thành hai đợt:
Đợt 1: thu phí từ ngày 01/10/2017 - 31/12/2017 (03 tháng), thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với số tiền thu.
Đợt 2: thu phí từ ngày 01/01/2018 - 31/12/2018 (12 tháng), thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với số tiền thu.
+ Đối với học sinh các Khối còn lại: nhà trường tổ chức thu phí từ ngày 01/01/2018 – 31/12/2018, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với số tiền thu.
+ Riêng học sinh Khối lớp 12: nhà trường tổ chức thu phí từ ngày 01/01/2018 – 30/09/2018, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với số tiền thu.
- Học sinh tham gia BHYT lần đầu (trừ học sinh lớp 1) hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền.
4. Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (KCBBĐ)
Nơi đăng ký KCBBĐ: Học sinh cư trú (thường trú hay tạm trú) được đăng ký tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện và tương đương trên địa bàn Hi88 Online
.
5. Kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)
Theo quy định tại Chương VI, Điều 17 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT – BYT – BTC bằng 7% tổng thu quỹ BHYT tính trên tổng số học sinh đang theo học tại trường có tham gia BHYT (kể cả học sinh tham gia theo nhóm đối tượng khác).
Nội dung chi chăm sóc sức khỏe ban đầu:
Thực hiện theo quy định tại Chương VI, Điều 17, Điểm 2 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC:
- Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử lí ban đầu cho học sinh khi bị tai nạn thương tích và các bệnh thông thường trong thời gian học;
- Chi mua sắm, sữa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ CSSKBĐ tại cơ sở giáo dục;
- Chi mua văn phòng phẩm, tủ tài liệu phục vụ việc quản lý hồ sơ sức khỏe của học sinh;
- Chi mua sách, tài liệu, dụng cụ phục vụ tuyên truyền, giảng dạy, giáo dục ngoại khóa về chăm sóc, tư vấn sức khỏe, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại cơ sở giáo dục;
- Các khoản chi khác để thực hiện công tác CSSKBĐ tại cơ sở giáo dục.
6. Thời gian, địa điểm nộp BHYT:
- Đối với học sinh Khối lớp1, chậm nhất đến ngày 20/9/2017, nhà trường nộp đầy đủ hồ sơ và số tiền thu của Đợt 1 theo quy định.
- Đối với học sinh các Khối lớp còn lại chậm nhất đến ngày 20/11/2017, nhà trường nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định đồng thời chuyển số tiền thu BHYT của học sinh (bao gồm học sinh Khối lớp 1 của đợt 2) cho cơ quan BHXH
II. MỨC HƯỞNG BHYT
- Trường hợp KCB đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT hoặc theo tuyến chuyên môn kỹ thuật được Quỹ BHYT thanh toán theo mức:
+ Chi phí khám, chữa bệnh (KCB) tại tuyến xã hưởng 100%;
+ Chi phí KCB trong trường hợp tổng chi phí của 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở hưởng 100%;
+ Quỹ KCB thanh toán 80% chi phí KCB, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB;
+ Quỹ KCB thanh toán 100% chi phí KCB khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;
+ Người tham gia BHYT khi đi KCB sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn thì được thanh toán 80% chi phí nhưng không quá 40 tháng lương cơ sở cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB;
+ Trường hợp tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, thì quỹ BHYT chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định;
- Trường hợp đi KCB vượt tuyến, trái tuyến (không đúng cơ sở KCB ban đầu) và xuất trình được đủ thủ tục KCB thì được hưởng quyền lợi KCB theo tỷ lệ như sau:
+ Tại bệnh viện tuyến huyện (Bệnh viện công lập) là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến Trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
III. THỦ TỤC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BHYT
- Học sinh tham gia BHYT khi đi KCB phải xuất trình thẻ BHYT còn hạn sử dụng, chứng minh nhân dân hoặc thẻ học sinh có đóng dấu giáp lai của nhà trường;
- Trường hợp cấp cứu, học sinh tham gia BHYT được KCB tại bất kỳ cơ sở KCB nào, có hợp đồng KCB BHYT và phải xuất trình giấy tờ quy định trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT;
- Trường hợp cấp cứu tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT thì phải xuất trình đầy đủ giấy tờ xác nhận trình trạng bệnh lý và các chứng từ hợp lệ về chi phí KCB với cơ quan BHXH để được thanh toán.
Đề nghị các trường học:
- Phối hợp chặt chẽ với BHXH thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để học sinh và phụ huynh học sinh hiểu rõ các quy định về Luật BHYT;
- Thực hiện đăng ký, kê khai, thu tiền và lập danh sách học sinh tham gia BHYT theo quy định;
- Chuyển tiền đóng BHYT, hồ sơ, dữ liệu cho BHXH thị xã để phát hành thẻ BHYT kịp thời cho học sinh;
- Hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán kinh phí CSSKBĐ; kinh phí chi hỗ trợ đại lý thu BHYT và các khoản kinh phí khác (nếu có) kịp thời, đúng quy định./.
Thanh Hường
Ý kiến bạn đọc