Niềm vui h,s khi biết thi tốt nghiệp 4 môn |
1. Thi tốt nghiệp THPT 2014 bốn môn, Ngoại ngữ là môn tự chọn
Chiều 24-2, Bộ GD-ĐT đã họp báo công bố chính thức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 gồm 4 môn, trong đó Ngoại ngữ là môn tự chọn.
Theo đó, học sinh lớp 12 năm nay sẽ thi tốt nghiệp 4 môn, hai môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán; hai môn trong các môn tự chọn bao gồm Ngoại ngữ, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Lịch sử, Địa lý. Điểm xét tốt nghiệp sẽ dựa trên kết quả thi và kết quả trong học bạ của học sinh năm lớp 12.
Như vậy so với dự thảo đã công bố trước đó, Bộ GD-ĐT đã có điều chỉnh, bỏ phương án môn Ngoại ngữ là môn thi khuyến khích và bỏ quy định mở rộng diện miễn thi tốt đa 20%.
Với quy định trên, học sinh lớp 12 được biết môn thi tốt nghiệp của mình sớm hơn 1 tháng so với các năm trước. Theo Bộ GD-ĐT kì thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn diễn ra vào các ngày 2,3,4 tháng 6.Đây là phương án có sự đồng thuận ý kiến cao sau đợt trưng cầu ý kiến trong thời gian qua. Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, tiếp thu ý kiến của Chính phủ, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục hoàn chỉnh phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT công bố vào đầu năm học sau trên cơ sở kế tục những đổi mới của năm nay.
Cũng theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT công bố tại cuộc họp báo chiều nay, năm 2014 Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh theo phương thức “ba chung”. Những thí sinh không dự thi vào các trường tuyển sinh riêng thì có thể tham dự vào kỳ thi “ba chung” để có kết quả xét tuyển vào các trường.
Năm nay Bộ GD-ĐT sẽ bỏ điểm sàn nhưng thay vào đó sẽ quy định những tiêu chí cụ thể làm điều kiện tối thiểu để các trường tuyển sinh, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
2. Các môn thi tốt nghiệp 2014
Thủ tướng chốt phương án thi tốt nghiệp: Năm nay, học sinh THPT sẽ thi tốt nghiệp 4 môn trong đó Toán, Văn là môn bắt buộc, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Địa lý, Lịch sử là môn tự chọn. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng như ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng kết luận, năm 2014, Bộ Giáo dục sẽ tổ chức các kỳ thi như đã nêu trong báo cáo ngày 17/2/2014
Tức là thi tốt nghiệp 4 môn (Toán, Văn là môn bắt buộc và Ngoại ngữ là môn tự chọn cùng với Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử ) và bỏ chủ trương miễn thi tốt nghiệp 20%.
3. Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2014
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo đó, hệ phổ thông sẽ thi 6 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ, hóa học, địa lí và sinh học (trong đó, các môn: ngoại ngữ, hóa học, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, còn lại thi tự luận).
Với môn ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật. Ở hệ giáo dục thường xuyên, các môn: hóa học, sinh học, vật lí sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm, còn lại sẽ thi theo tự luận.
Ngoài ra, các sở GD-ĐT sẽ không tổ chức Hội đồng coi thi riêng cho giáo dục thường xuyên, mà thi ghép giáo dục thường xuyên với giáo dục THPT trong cùng 1 hội đồng thi (nhưng có phòng thi riêng cho giáo dục thường xuyên).
4. Lịch thi và thời gian làm bài thi cụ thể:
Giáo dục trung học phổ thông:
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầulàm bài |
02/6/2013 |
SÁNG |
Ngữ văn |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Hóa học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
03/6/2013 |
SÁNG |
Địa lí |
90 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Sinh học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
04/6/2013 |
SÁNG |
Toán |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Ngoại ngữ |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
Vật lí |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
Giáo dục thường xuyên:
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
02/6/2013 |
SÁNG |
Ngữ văn |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Hóa học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
03/6/2013 |
SÁNG |
Địa lí |
90 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Sinh học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
04/6/2013 |
SÁNG |
Toán |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Vật lí |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
5. Ngày 17 tháng 3: học sinh lớp 12 đăng ký 2 môn thi tự chọn
Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT, 17-3 học sinh lớp 12 trên toàn quốc sẽ đăng ký hai môn thi tự chọn, thời hạn cuối cùng để đăng ký môn thì là 17-4.
Như vậy học sinh lớp 12 sẽ có gần hai tháng, kể từ bây giờ để suy nghĩ và lựa chọn môn thi thích hợp. So với quy định các năm trước, học sinh có thể xác định môn thi của mình sớm hơn 1 tháng và đây sẽ là khoảng thời gian quý báu để thí sinh có kế hoạch tự ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.
Theo lãnh đạo nhiều sở GD-ĐT thì thời điểm này, các sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường tiếp tục tổ chức tư vấn và thăm dò nguyện vọng của học sinh trong việc chọn môn thi.
Và khác với các năm trước, giáo viên phụ trách cả 8 môn học nằm trong diện thi bắt buộc và tự chọn đều phải xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh.
6. Không trộn học sinh giữa các trường
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT. Dự thảo này bổ sung quy định thi tốt nghiệp bốn môn (hai môn bắt buộc, hai môn tự chọn).
Thời gian thi: môn ngữ văn, toán là 120 phút/môn; môn lịch sử, địa lý là 90 phút/môn; môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ là 60 phút/môn. Mỗi trường THPT sẽ thành lập một hội đồng coi thi. Trong trường hợp phải thi ghép hay tổ chức thi liên trường, không được sắp xếp, trộn học sinh các trường khác nhau trong một phòng thi.
Dự thảo quy chế quy định việc xét tốt nghiệp dựa trên 50% điểm trung bình bốn bài thi và 50% điểm trung bình kết quả học tập năm lớp 12.
7. Thủ tướng kết luận về kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐHCĐ năm 2014
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 74/TB-VPCP, thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH - CĐ. Theo văn bản này, ngày 17/2/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ GD-ĐT báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có kết luận: Năm 2014, Bộ GD-ĐT triển khai phương án tổ chức các kỳ thi như đã nêu trong Báo cáo ngày 17/2/2014, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tiết kiệm, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng phương án tổ chức thi từ năm 2015 và công bố công khai vào đầu quý III năm 2014 theo hướng: Nội dung thi nhằm tạo động lực để học sinh học tập, phát triển toàn diện, đồng thời có tính hướng nghiệp, tạo thước đo khách quan, khoa học để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong việc tự chủ tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục đại học và hướng tới có một kỳ thi quốc gia đáp ứng yêu cầu cung cấp căn cứ tin cậy cho việc xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng
Được biết, trong bản báo cáo ngày 17/2 Bộ GD-ĐT định hướng thi tốt nghiệp THPT 4 môn (hai môn bắt buộc Toán, Ngữ Văn và hai môn tự chọn); trước ý kiến không nên đưa Ngoại ngữ thành môn thi khuyến khích, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh đưa thành môn tự chọn. Về vấn đề mở rộng diện miễn thi lên khoảng 20% cho mỗi địa phương còn nhiều băn khoăn nên Bộ GD-ĐT đã tạm dừng chủ trương này. Tuy nhiên, hiện tại hiện tại Bộ GD-ĐT vẫn đang tiếp tục hoàn thiện các bước cuối cùng trước khi đưa ra thông tin chính thức về kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Ngày 13/2, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đối với khối Sở GD-ĐT. Hội nghị cũng thảo luận về dự thảo thi tốt nghiệp THPT và đã có nhiều luồng trái chiều về chủ trương miễn thi 20%. Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT cho biết: Bộ GD-ĐT đã nhận được nhiều ý kiến góp ý về dự thảo thi tốt nghiệp THPT
Có nhiều nội dung được sự đồng thuận cao của các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục, các nhà sư phạm, học sinh và phụ huynh nhưng cũng có một số ý kiến còn băn khoăn trường những vấn đề cụ thể
8. Phương án tổ chức thi từ năm 2015 sẽ được công bố công khai vào đầu quý III năm 2014.
Các nội dung được sự thống nhất cao đó là việc tổ chức thi 4 môn, trong có 2 môn do thí sinh tự chọn. Đại đa số ý kiến đồng tình, thậm chí là đánh giá rất cao về chủ trương này. Trong số 45 giám đốc Sở GD-ĐT được hỏi ý kiến thì có 42 ý kiến đồng tinh, chỉ có 2 ý kiến đề nghị thi 6 môn.
Đa số các ý kiến đồng tính áp dụng những nội dung điều chỉnh ngay từ kì thi năm 2014 và coi là động thái rất tích cực. Đại đa số các ý kiến đều đồng tình về chủ trương miễn thi, thậm chí có ý kiến cho rằng, tỷ lệ miễn thi chung toàn quốc 20% là còn ít. Bộ GD-ĐTcũng cho biết thêm, có một số ý kiến cho rằng chất lượng giáo dục phổ thông khác nhau giữa các tỉnh, thành phố, tại sao Bộ lại có chủ trương miễn thi đồng đều 20% đối với tất cả các địa phương. Một số ý kiến khác đề nghị Bộ nêu tiêu chuẩn, tất cả học sinh đạt tiêu chuẩn đều được miễn thi
Ngày 13/2, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đối với khối Sở GD-ĐT. Hội nghị cũng thảo luận về dự thảo thi tốt nghiệp THPT và đã có nhiều luồng trái chiều về chủ trương miễn thi 20%. Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT cho biết: Bộ GD-ĐT đã nhận được nhiều ý kiến góp ý về dự thảo thi tốt nghiệp THPT. Có nhiều nội dung được sự đồng thuận cao của các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục, các nhà sư phạm, học sinh và phụ huynh nhưng cũng có một số ý kiến còn băn khoăn trường những vấn đề cụ thể
Phương án tổ chức thi từ năm 2015 sẽ được công bố công khai vào đầu quý III năm 2014
Các nội dung được sự thống nhất cao đó là việc tổ chức thi 4 môn, trong có 2 môn do thí sinh tự chọn. Đại đa số ý kiến đồng tình, thậm chí là đánh giá rất cao về chủ trương này. Trong số 45 giám đốc Sở GD-ĐT được hỏi ý kiến thì có 42 ý kiến đồng tinh, chỉ có 2 ý kiến đề nghị thi 6 môn
Ngày 13/2, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đối với khối Sở GD-ĐT. Hội nghị cũng thảo luận về dự thảo thi tốt nghiệp THPT và đã có nhiều luồng trái chiều về chủ trương miễn thi 20%. Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT cho biết: Bộ GD-ĐT đã nhận được nhiều ý kiến góp ý về dự thảo thi tốt nghiệp THPT. Có nhiều nội dung được sự đồng thuận cao của các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục, các nhà sư phạm, học sinh và phụ huynh nhưng cũng có một số ý kiến còn băn khoăn trường những vấn đề cụ thể.
Quyết Lam
Ý kiến bạn đọc